Người Anh đã từng phải "bán vợ" để chấm dứt hôn nhân vì li dị quá tốn tiền

Khoảng cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, ở Anh Quốc bỗng xuất hiện một tục lệ kì lạ gọi là "bán vợ".

Trong suốt giai đoạn cuối thế kỷ 18 - đầu 19, năm nào báo chí cũng phải đăng ít nhất là một phiên tòa liên quan đến việc bán vợ. Từ 1780 đến 1850, có khoảng 300 cô vợ đã bị đem bán như những món hàng.


Từ 1780 đến 1850, có khoảng 300 cô vợ đã bị đem bán như những món hàng ở Anh.

Nhưng tại sao? Trước tiên cần biết rằng thủ tục chấm dứt hôn nhân trước năm 1850 tại Anh là cực kỳ khó khăn và tốn kém. Vào thời đó, muốn "đường ai nấy đi" một cách hợp pháp, họ phải bỏ ra ít nhất 3.000 bảng Anh - tương đương với 15.000 bảng Anh vào thời điểm hiện tại, tức là gần 440 triệu đồng.

Đây là một cái giá quá cao đối với một người bình thường ở tầng lớp trung lưu, do đó cách duy nhất để li dị và chia tay một cách công khai là... đem vợ ra chợ bán. Thời kỳ đó, việc buôn bán như vậy là bất hợp pháp, nhưng vì nó là cách duy nhất để lách luật nên các nhà chức trách cũng làm ngơ.


Vào thời đó, đây là cách duy nhất để lách luật nên các nhà chức trách cũng làm ngơ.

Mọi việc bắt đầu khi người chồng dẫn vợ đến chợ hoặc một điểm đấu giá và đăng kí "món hàng" cần bán. Những người phụ nữ bị tròng một sợi dây vào cổ và dẫn đi như trong những cảnh buôn bán nô lệ thời xưa.

Gần như mọi người phụ nữ bị bán hoặc bị đem ra đấu giá đều là do tự nguyện cả, và việc họ đi đâu tiếp theo sau khi đã chia tay chồng là do bản thân họ tự quyết định. Do vậy, họ thường đăng báo công khai và dàn xếp người mua từ trước. Còn việc bán vợ công khai chẳng qua chỉ là một nghi thức chia tay mà thôi.


Bức tranh vẽ về quý ông Milord John Bull, đang trên đường đi đến chợ Smithfield để bán vợ.

Một ví dụ điển hình về việc mua bán này được đăng báo là vào năm 1733, tại Birmingham, Samuel Whitehouse đã bán người vợ của mình, Mary Whitehouse, tại chợ cho Thomas Griffiths với giá chỉ... 1 bảng Anh.

Tập tục này phổ biến nhất vào khoảng giữa 1820 và 1830. Tuy nhiên sau đó, những người chồng sau đó phải chịu áp lực xã hội nặng nề - vì phải bán vợ cũng có nghĩa là cuộc sống hôn nhân không hề hạnh phúc. Rốt cục, ít ai còn muốn làm việc đó và việc bán vợ cũng dần dần biến mất hẳn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất