Người cổ đại dùng thứ gì để lưu trữ đồ khi đi ra ngoài?

Thời cổ đại, bên cạnh những dụng cụ đựng đồ, bày biện đồ đạc như hòm, tủ, rương hay giá các … thì cũng xuất hiện các khái niệm như: quan bì xương, giang xương và hộp để lưu trữ đồ khi đi ra ngoài.

“Quan bì xương” hòm giành cho quan chức, là một chiếc hòm gỗ được dùng để lưu trữ đồ đạc khi đi ra ngoài. Tên gọi của loại hòm này cũng đã thể hiện mục đích và đối tượng sử dụng. Hòm được sử dụng bởi các quan chức trong các chuyến đi vi hành, chủ yếu đựng quần áo hoặc có thể cả các văn bản.


Hòm được sử dụng bởi các quan chức trong các chuyến đi vi hành.

“Giang xương” – tức là những hòm dùng để lưu trữ những quà tặng, hoặc rượu hay thực phẩm khi đi chu du. Hòm này bên trong cũng chia làm nhiều ngăn, có nắp, có thể khiêng đi hoặc đặt trên mặt đất. Loại hình này xuất hiện phổ biến trong thời nhà Tống, khi xuất hành người ta thường mang theo loại hòm này.


Đây là giang xương - hộp thường dùng để đựng quà tặng.

Hộp là một dụng cụ chứa đồ ăn có kích thước tương đối nhỏ, có hình vuông, bên trong cũng chia làm nhiều ngăn. Hộp đựng có hình dáng giống “giang xương”, nhưng kích thước nhỏ, có thể cầm trên tay, hoặc tiện dụng mang theo người. Người xưa mang theo thức ăn và rượu khi họ đi ra ngoài, hoặc các tiệm ăn, các cửa hàng giao đồ tới nhà, hoặc văn sĩ mang theo đồ khi đi thi… thường hay sử dụng hộp nhỏ này.


Hộp đựng đồ ăn ta vẫn thường thấy trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất