Người đầu tiên thả mình vào miệng núi lửa
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã xuống gần 200 mét vào trong miệng một núi lửa. Những hình ảnh sau đây cho thấy một nhà thám hiểm đang từ từ hạ mình xuống trung tâm của ngọn núi lửa Thrihnukagigur ở Iceland.
Một nhà khoa học thả mình xuống kho magma sâu 200 bên trong ngọn núi lửa Thrihnukagigur
Được biết đến là “một núi lửa đang ngủ” vì nó có thể hoạt động trở lại bất kỳ lúc nào, Thrihnukagigur được cho là đã giúp kiến tạo nên đảo Đại Tây Dương mà chúng ta gọi là Iceland khi nó phun trào lần mới nhất cách đây 3.000 năm. Bây giờ, 50 năm kể từ khi con người đầu tiên bước chân vào vũ trụ, con người cũng đã vào thăm kho chứa magma duy nhất trên hành tinh hiện an toàn để có thể khám phá.
Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu của họ sẽ giúp hiểu thêm về những ngọn núi lửa
Nhà nghiên cứu núi lửa của trường ĐH Iceland, tiến sĩ Freysteinn Sigmundsson, 44 tuổi, đã tiến hành cuộc khám phá này để tìm hiểu thêm về ngọn núi lửa Eyjafjallajokull. Tháng 4 năm ngoái, Eyjafjallajokull đã gây ra sự náo loạn toàn cầu khi nó phun trào, làm nhiều máy bay không thể hạ cánh, hàng trăm ngàn hành khách bị mắc kẹt.
Bề ngoài của ngọn núi lửa Thrihnukagigur ở Iceland ẩn chứa một kỳ quan bên trong
Tiến sĩ Sigmundsson mô tả cảm giác là nhà khoa học đầu tiên chứng kiến kho magma từ bên trong: “Tôi cảm thấy nhỏ bé so với sức mạnh của thiên nhiên” – ông nói – “Tôi vô cùng cảm động bởi vẻ đẹp và sự thanh bình bên trong núi lửa. Là một người nghiên cứu núi lửa, tôi thấy vinh dự có thể quan sát bằng chính mắt của mình bên trong hệ thống hoạt động của nó”.
Bằng cách vào kho magma của núi lửa, các nhà khoa học có thể học được các bài học vô giá về sức mạnh thiên nhiên có khả năng tàn phá kinh khủng nhưng cũng vô cùng quan trọng.