Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

>> Phát hiện mới về nguồn gốc của lúa gạo
>> Lúa gieo từ "thóc 3.000 năm" được cho là giống hiện đại


Người thượng cổ đã phát triển kỹ thuật trong “cuộc cách mạng xanh”.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, người cổ đại đã chọn những giống lúa khác nhau, sau đó trộn lẫn gen để tạo ra một thế hệ lúa mới có sản lượng cao và canh tác tốt hơn. Khám phá này được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích gen lúa mọc tự nhiên và lúa được trồng. Kết quả cho thấy, chiều cao của lúa trồng cao hơn lúa mọc tự nhiên thể hiện ở gen biến thể SD1 - loại gen chỉ có trong lúa nước ngày nay. Đây là một trong những gen quan trọng nhất trong giống lúa hiện nay, mang lại năng suất hiệu quả, thời gian sinh trưởng rút ngắn và sản lượng cao.

Tiến sĩ Yamasaki cùng đống nghiệp thuộc Đại học Kobe (Nhật Bản) tin rằng, người cổ đại đã bắt đầu quan tâm đến chiều cao của thân lúa và đã lựa chọn những cây thấp có nhiều hạt để thu hoạch. Đặc điểm này thể hiện ở gen SD1.

Các nhà nghiên cứu cho biết : “Trong quá trình thuần hóa, con người cổ đại đã có những lựa chọn khoa học như về kích thước hạt, thời điểm trổ bông, thời gian trưởng thành và thu hoạch. Những đặc điểm này chứng tỏ họ đã có những bước phát triển trong đời sống gọi chung là “hội chứng thuần hóa””.

“Cuộc cách mạng xanh” của con người một lần nữa được khám phá thêm và đó là những chọn lọc nhân tạo trong tiến trình phát triển lúa nước.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất