Người Việt có 2 "món rau" là "thuốc chữa đau đầu" kỳ diệu, mùa hè ăn vừa mát, vừa bổ lại ngủ ngon
2 loại rau này đều có công dụng thanh nhiệt rất tốt, đồng thời chúng còn sở hữu rất nhiều công dụng, bao gồm cả trị đau đầu.
Hoa thiên lý (hay rau thiên lý) và mướp là những loại rau quả quen thuộc với người Việt. 2 loại rau này không chỉ ngọt mát và dễ ăn, mà còn là những vị thuốc có tác dụng chữa đau đầu tốt.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), mướp là loại quả lành tính. Các bộ phận khác của mướp đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ độc. Ngoài bộ phận quả mướp thì xơ mướp hay lá mướp, hạt mướp, rễ mướp, tua cuốn của mướp cũng có thể tận dụng để làm thuốc trong Đông y.
Hoa thiên lý.
Mướp là loại quả lành tính.
Còn thiên lý có vị ngọt tính bình có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, phòng chống rôm sảy và nâng cao sức khỏe. Loại hoa này là một vị thuốc an thần, điều trị chứng mất ngủ tốt.
Có thể thấy cả 2 loại rau này đều có công dụng thanh nhiệt rất tốt. Chúng còn sở hữu rất nhiều công dụng khác, bao gồm cả trị đau đầu.
1. Cách dùng mướp chữa đau đầu
Cách làm: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh để cả vỏ 100g, ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Bạn cũng có thể dùng mướp trị đau nhức thần kinh theo cách sau: Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ. Mỗi ngày dùng khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Món ăn từ mướp.
Mướp là loại quả lành tính, các bộ phận khác của mướp đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ độc.
Cách dùng mướp trị đau nửa đầu: Dùng 15-30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày.
Dùng mướp trị đau lưng: Lấy 40-120g rễ mướp hương đi sắc cùng với nước sạch. Uống trong ngày.
2. Cách dùng thiên lý trị đau đầu
Cách làm: Chuẩn bị 5kg lá thiên lý tươi, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, nhồi vào vỏ gối để sử dụng. Gối hoa thiên lý có tác dụng sơ thông, cải thiện tuần hoàn mạch máu ở vùng cổ, kích thích tăng tiết chất gây ngủ. Cách này rất thích hợp với người hay chóng mặt, đau đầu, khó ngủ và dễ tỉnh giấc.
Bạn cũng có thể sử dụng hoa thiên lý để giúp ngủ ngon hơn: Lấy hoa thiên lý nấu canh ăn là sẽ đem lại hiệu quả tức thì. Sáng hôm sau ngủ dậy với một tinh thần khỏe mạnh và thoải mái nhất. Hoặc dùng phương thuốc: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày, dùng liên tiếp trong một tuần có thể chữa chứng mất ngủ, giảm cơn đau đầu.
Hoặc có thể dùng hoa thiên lý 25g khô; hãm nước sôi uống thay trà trong ngày; mỗi ngày có thể pha 2 ấm uống. Trà hoa thiên lý có tác dụng thanh tâm trừ phiền, tỉnh táo và cải thiện giấc ngủ, đặc biệt thích hợp với người cao tuổi.
Lưu ý khi ăn mướp và thiên lý
Mướp tuy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc... nhưng người hay đau bụng, tỳ vị kém, người bị yếu sinh lý, liệt dương, đại tiện phân nát, lỏng thì nên hạn chế ăn. Những người có cơ địa dị ứng, người đang bị ốm cũng không nên ăn loại rau này để tránh làm cơ thể khó chịu hơn.
Không nên kết hợp thiên lý cùng các món ăn giàu sắt như thịt heo, gan, nội tạng... bởi nó có thể làm giảm tác dụng của thiên lý.
Sau khi dùng trà thiên lý, không uống thêm trà hãm bằng các loại lá cây khác, vì các chất hữu cơ trong lá trà có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu các hoạt chất từ hoa thiên lý.
- Kính viễn vọng James Webb chụp được bản xem trước về tương lai xa của Mặt trời
- Vảy tê tê có thể cứng đến mức hàm răng của sư tử cũng không thể đâm thủng
- Loại cây người Việt thường vứt bỏ hóa ra lại là vị thuốc quý, món ăn ngon tại nhiều nước