Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng
Đau khớp háng không còn là tình trạng xa lạ hiện nay. Vậy bạn đã nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Đau khớp háng - nguyên nhân do đâu?
1. Do thói quen sinh hoạt
- Tính chất công việc: Thường xuyên phải bê vác vật nặng, di chuyển nhiều, đạp xe liên tục… khiến khớp háng dễ bị thoái, viêm nhiễm, sưng đau.
- Thể thao quá độ: Thể thao đôi khi sẽ phản tác dụng nếu bạn áp dụng nó quá độ hoặc không đúng cách.
- Chấn thương tai nạn: Một cú ngã, tai nạn, một cú đánh mạnh vào khớp háng có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm.
- Tuổi tác: Càng về già thì các khớp xương càng dễ bị viêm và khớp háng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
- Di truyền: Nguyên nhân gây viêm đau vùng khớp háng này khá hiếm gặp nhưng ở một số người, họ có thể có khiếm khuyết sụn khớp háng di truyền. Đến khi trưởng thành, tình trạng này mới diễn ra một cách rõ rệt nhất.
- Giới tính: Theo các thống kê, tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới từ 1,5 – 2 lần do chịu ảnh hưởng từ quá trình sinh con, mang thai, rối loạn nội tiết tố … Đau khớp háng khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà chị em gặp phải.
Càng cao tuổi, khả năng mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là đau khớp háng, càng gia tăng.
2. Do bệnh lý
- Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng).
- Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới. Ban đầu người bệnh cảm thấy tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau, nhưng khi người bệnh hạn chế vận động, nằm nghỉ thì không còn cảm giác tức vùng bẹn và khối bìu giảm xuống. Vì vậy nhiều người dễ chủ quan không điều trị.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể . Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
- Hoại tử chỏm xương đùi: Hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch chỏm xương đùi nguyên nhân do thiếu máu nuôi dưỡng. Dẫn tới tình trạng xương hoại tử tổ chức xương và sụn, lúc đầu vùng chỏm xương thưa dần, hình thành các ổ khuyết xương về sau dẫn tới gãy xương dưới sụn và cuối cùng gây ra xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng dẫn đến tàn phế.
Bệnh hoại tử chỏm xương đùi không do căn nguyên vi khuẩn nên còn có cách gọi khác là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
- Tiểu đường: Ở người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa đường không chỉ làm lượng đường trong máu tăng cao mà còn kéo theo hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác như chất đạm, chất béo. Những rối loạn này sản sinh ra nhiều chất thải độc hại làm tổn thương thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng khớp xương. Đồng thời, chúng cũng gây lắng đọng collagen tại các khớp, tạo sẹo xơ ở bàn tay, đau khớp háng, ... khiến người bệnh khó vận động.
- Bệnh lý khớp háng ở trẻ em: Một số trẻ em và trẻ sơ sinh có vấn đề về khớp háng, thậm chí mặc dù đã được điều trị đúng đắn, song khớp háng vẫn có thể tiến triển thành viêm, thoái hóa khớp khi trưởng thành. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra do sự biến đổi bất thường của khớp, ảnh hưởng đến diện khớp. Các bệnh thường gặp ở trẻ em như loạn sản khớp, bệnh Perthes, bong sụn tiếp đầu trên xương đùi…
Điều trị đau khớp háng hiệu quả
Hiện nay, đa số người bệnh lựa chọn điều trị đau khớp háng bằng phương pháp tây y nhằm giảm đau tức thì, ngăn chặn tái phát và hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc dưới đây dành cho bệnh nhân gặp tình trạng đau ở khớp háng:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế vận động, khuân vác đồ hay chơi các môn thể thao như tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, … là điều mà bạn nên thực hiện để phòng tránh nguy cơ đau ở khớp háng.
- Giảm cân: Để giảm áp lực của cân nặng lên các khớp xương thì người bệnh cần xây dựng kế hoạch giảm cân kết hợp với điều trị đau vùng khớp háng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm không steroid như: aspirin, ibuprofen, naproxen, …giúp người bệnh kiểm soát cơn đau nơi khớp háng và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng liều, giảm liều và phải kiên trì dùng thuốc.
- Sử dụng một số thực phẩm chức năng: Glucosamine, chondroitin, … có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp háng và tăng cường miễn dịch cho khớp. Tuy nhiên cần uống khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, những loại thuốc này không phải thuốc chữa bệnh và không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là biện pháp điều trị đau khớp háng khi có sự chỉ định của bác sĩ trong trường hợp bệnh trong giai đoạn nặng. Tuy nhiên, phương pháp này ẩn chứa khá nhiều rủi ro, có thể để lại nhiều di chứng sau phẫu thuật.