Nguyên nhân gây ra vị chua trong miệng là gì?

Tất cả mọi thứ từ vệ sinh răng miệng kém đến nhiễm trùng đều có thể khiến bạn cảm thấy có vị chua trong miệng.

Đôi khi bạn cảm thấy có vị chua ở miệng và tự biến mất nhưng trong một số trường hợp cảm thấy miệng có vị chua kéo dài làm ảnh hưởng đến vị giác và khiến bạn cảm thấy ăn uống không được ngon miệng. Sự rối loạn trong vị giác này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, từ thói quen cho đến bệnh tật.

1. Nguyên nhân gây ra vị chua trong miệng

1.1. Các vấn đề về sức khỏe răng miệng

Tình trạng sức khỏe răng miệng có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi vị giác. Khi nói đến cảm nhận vị chua trong miệng, có một số khả năng là do các nguyên nhân như:


Nấm miệng có thể gây ra vị chua trong miệng. (Ảnh: Internet).

1.2. Thói quen

Một số thói quen cũng có thể góp phần gây ra vị chua trong miệng. Bằng cách thay đổi những thói quen này, bạn có thể loại bỏ hoặc ngăn chặn triệu chứng này:

1.3. Liên quan đến hormone

Những vấn đề liên quan đến hormone gây ra vị chua ở miệng bao gồm:


Phụ nữ dễ bị có vị chua trong miệng do sự thay đổi của hormone. (Ảnh: Internet),

1.4. Sự lão hóa

Các giác quan của bạn, bao gồm cả vị giác, sẽ thay đổi khi bạn già đi. Điều này không phụ thuộc vào những thay đổi nội tiết tố đã thảo luận ở trên và có thể xảy ra ở cả nam và nữ.

Bạn có thể nhận thấy thức ăn không còn có mùi vị như trước đây hoặc đôi khi miệng bạn có cảm giác khó chịu hoặc có vị chua.

1.5. Thiếu hụt kẽm

Việc bổ sung không đủ kẽm cho cơ thể có thể gây ra cảm giác vị chua sau khi ăn. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm, như chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu kẽm, một số tình trạng y tế như viêm loét đại tràng hoặc bệnh gan, sử dụng một số loại thuốc cụ thể, hoặc trải qua các phương pháp điều trị y tế như hóa trị liệu.

1.6. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới, có thể gây ra cảm giác vị chua trong miệng sau khi ăn. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược trở lại thực quản, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, đau ngực và cảm giác nóng rát trong cổ họng.

Một số yếu tố làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, như hút thuốc, rượu bia, thực phẩm béo hoặc chua, và ăn những bữa ăn lớn.


Trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến miệng có vị chua, đau ngực và cảm giác nóng rát trong cổ họng. (Ảnh: Internet).

1.7. Nhiễm trùng hoặc bệnh tật

Chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật có thể ảnh hưởng đến các giác quan của chúng ta, bao gồm vị giác.

Chẳng hạn, khi chúng ta bị nghẹt mũi do cảm lạnh, viêm xoang hoặc Covid-19, bạn có thể mất khứu giác hoặc thay đổi vị giác, cảm giác vị chua trong miệng. Đờm từ một cơn ho dai dẳng cũng có thể góp phần vào cảm giác này.

1.8. Ảnh hưởng của thuốc

Vị đắng hoặc chua trong miệng sau khi ăn có thể là tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ này có thể được gây ra bởi:

Một số loại thuốc phổ biến hơn có thể gây ra vị chua trong miệng bao gồm:


Miệng có vị chua hoặc đắng có thể do tác dụng phụ của thuốc. (Ảnh: Internet).

Ngoài các nguyên nhân trên, ngộ độc chì hoặc lo lắng căng thẳng cũng có thể gây ra vị chua trong miệng.

2. Cách để loại bỏ vị chua trong miệng

Trong hầu hết các trường hợp, vị chua trong miệng không phải là lý do để lo lắng. Nhưng nếu vị chua ảnh hưởng đến vị giác và khiến bạn khó chịu thì một số biện pháp sau có thể khắc phục tình trạng này:

Nhìn chung vị chua trong miệng thường không phải là tình trạng đáng lo. Nhưng nếu triệu chứng kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất