Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp (Phần 2)

Giống như các rối loạn tự miễn dịch khác như lupus và bệnh vẩy nến, nguyên nhân cơ bản gây viêm khớp dạng thấp vẫn còn chưa được hiểu rõ.

Điều ta đã biết là một số yếu tố - bao gồm hút thuốc và béo phì – không chỉ có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao mà còn gặp phải các triệu chứng tồi tệ hơn.

Các yếu tố nguy cơ do lối sống

Các yếu tố nguy cơ do lối sống là những yếu tố có thể thay đổi được. Thay đổi những yếu tố này có thể không chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thậm chí còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu.

Hút thuốc

Hút thuốc có mối quan hệ nhân quả với viêm khớp dạng thấp. Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, mà còn có thể đẩy nhanh tiến triển của các triệu chứng thậm chí đẩy tới mức nghiêm trọng.

Các nghiên cứu đã kết luận rằng một người nghiện thuốc nặng (được định nghĩa là hút 1 bao thuốc mỗi ngày trong hơn 20 năm) có gấp đôi nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, những người hút thuốc dương tính với yếu tố thấp khớp (RF) có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp gấp 3 lần so với những người không hút thuốc, cho dù họ là người hút thuốc hiện tại hay đã từng hút thuốc. Là yếu tố nguy cơ độc lập, hút thuốc lá là một tác nhân thúc đẩy quá trình chết tế bào, tăng viêm, và kích thích việc sản xuất các gốc tự do gây tổn thương trầm trọng hớn các khớp đã viêm.

Cho dù là đang dùng thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp, hút thuốc lá có thể gây trở ngại cho các hoạt động của thuốc. Các loại thuốc này bao gồm các loại thuốc cơ bản như methotrexate, và các thuốc ức chế TNF như Enbrel (etanercept) và Humira (adalimumab).

Béo phì

Đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mãn tính làm phân hủy và phá hủy mô xương khớp dần dần theo thời gian. Bất cứ điều gì làm gia tăng tình trạng viêm này sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Béo phì là một trong những yếu tố có thể kích hoạt tình trạng viêm hệ thống, gây ra bởi sự tích tụ của các tế bào mỡ và tăng sản sinh các protein viêm được gọi là cytokine. Lượng tế bào mỡ trong cơ thể càng nhiều thì nồng độ cytokine cũng càng cao. Hơn nữa, trọng lượng cơ thể tăng thêm gây thêm áp lực cho các khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là đầu gối, hông và bàn chân, dẫn đến mất khả năng vận động và đau đớn nhiều hơn.


Các yếu tố nguy cơ do lối sống là những yếu tố có thể thay đổi được.

Căng thẳng cả về thể chất lẫn cảm xúc

Trong khi các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện mà không có lý do rõ ràng, có những yếu tố có thể làm các triệu chứng ấy bất chợt chuyển biến xấu.

Gắng sức quá mức là một trong những điều này. Tuy cơ chế này không còn chưa hiểu rõ, các nhà khoa học tin rằng việc giải phóng các stress hormone đột ngột và quá mức, chẳng hạn như cortisol và adrenaline, có thể gây tăng cường phản ứng tự miễn. Điều này không nhằm mục đích hạ thấp các lợi ích lớn của việc tập luyện thể chất trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp mà là muốn nói rằng các hoạt động thể chất cần phải hợp lí, đặc biệt là cho những vùng khớp bị ảnh hưởng.

Phản ứng của cơ thể đối với áp lực về thể chất có thể được phản ánh qua phản ứng của cơ thể với sự áp lực về cảm xúc. Tuy các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy một mối liên hệ rõ ràng giữa stress và các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, những người sống chung với căn bệnh này thường thấy các cơn bùng phát ngay sau những đợt lo âu, trầm cảm hoặc mệt mỏi.

Các tác nhân có thê kích hoạt bệnh phổ biến khác bao gồm nhiễm trùng, cảm lạnh hoặc cúm, là những bệnh có liên quan việc hệ miễn dịch được kích hoạt. Những cơn bùng phát cũng có thể xảy ra khi ăn các loại thức ăn gây dị ứng, làm cho hệ miễn dịch phản ứng bất bình thường.

Tất cả những yếu tố này đều đặt đặt cơ thể dưới một mức độ stress nhất định khiến thống miễn dịch phản ứng lại và điều này đôi khi lại gây bất lợi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất