Nhà phân tâm học tâm lý trẻ em Anna Freud
Anna Freud (3/12/1895 - 09/10/1982) là con gái thứ sáu của nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud. Sinh ra tại Vienna, Áo, Anna đã sớm theo con đường của cha mình và đóng góp vào các lĩnh vực còn rất mới mẻ vào thời kỳ đó - ngành phân tâm học. Bà được biết tới là người đi tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trẻ em.
Khi lên 15 tuổi, bà bắt đầu say mê đọc các công trình nghiên cứu về tâm lý học của cha mình và mơ ước sẽ xuất bản một cuốn sách nói về những giấc mơ. Anna Freud đã tốt nghiệp trung học tại trường Lyceum Cottage ở Vienna (Áo) năm 1912, nhưng sau đó bà đã bị bệnh trầm cảm.
Cha con Freud ở Italia năm 1913 (Ảnh: TL) |
Sau khi sang sống cùng với bà ngoại ở Italia một thời gian, Anna trở về Áo năm 1914 và bắt đầu giảng dạy tại trường cũ của mình. Tại đây, bà đã tham gia các nghiên cứu về phân tâm học cùng với cha mình. Điều này đã tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp của bà sau này.
Năm 1923, Anna Freud bắt đầu thực hiện nghiên cứu về tâm lý trẻ em và hai năm sau đó bà đã được giảng dạy về kỹ thuật phân tích tâm lý trẻ em tại Viện Đào tạo Phân tâm học Vienna. Những năm tiếp theo, bà đã xuất bản rất nhiều sách và tham gia các hội thảo về phân tích tâm lý trẻ em.
Để nghiên cứu, quan sát và điều trị tâm lý trẻ em, Anna Freud đã thành lập một nhóm chuyên phân tích các quá trình tâm lý ở trẻ em (trong đó bao gồm Erik Erikson, Edith Jacobson và Margaret Mahler). Họ đã phát hiện ra rằng những chứng rối loạn hành vi khi trưởng thành có liên quan tới từng giai đoạn phát triển lúc nhỏ. Anna Freud và các cộng sự cho biết cha mẹ có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ.
Nhà khoa học Anna Freud qua năm tháng (Ảnh: Malaspina) |
Ngoài nghiên cứu về tâm lý trẻ em, Anna Freud cũng tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực phân tâm học cùng với cha mình. Quan điểm của bà là nhấn mạnh tầm quan trọng của bản ngã – coi trọng cái Tôi. Bà đã có các nghiên cứu về tầm quan trọng của các chức năng bản ngã và khái niệm của cơ chế tự vệ.
Nhưng năm cuối đời, Anna Freud thường xuyên đi đến Mỹ để giảng dạy và đến thăm bạn bè. Ngoài ra, bà cũng tham gia các hoạt động từ thiện giúp trẻ em cơ nhỡ và xã hội hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt những trẻ em bị rối loạn hành vi do sự thiếu chăm sóc của cha mẹ.
Những cuốn sách đã được xuất bản của Anna Freud
Freud, Anna (1966–1980). The Writings of Anna Freud: 8 Volumes. New York: Indiana University of Pennsylvania (These volumes include most of Freud’s papers.)
- Vol. 1. Introduction to Psychoanalysis: Lectures for Child Analysts and Teachers (1922–1935)
- Vol. 2. Ego and the Mechanisms of Defense (1936); (Revised edition: 1966 (US), 1968 (UK))
- Vol. 3. Infants Without Families Reports on the Hampstead Nurseries by Anna Freud
- Vol. 4. Indications for Child Analysis and Other Papers (1945–1956)
- Vol. 5. Research at the Hampstead Child-Therapy Clinic and Other Papers: (1956–1965)
- Vol. 6. Normality and Pathology in Childhood: Assessments of Development (1965)
- Vol. 7. Problems of Psychoanalytic Training, Diagnosis, and the Technique of Therapy (1966–1970)
- Vol. 8. Psychoanalytic Psychology of Normal Development
Freud in collaboration with Sophie Dann: An Experiment in Group Upbringing, in: The Psychoanalytic Study of the Child, VI, 1951.[37] A group of six three-year-old former Terezin children is observed as regards group behavior, psychological problems and adaption. (Information taken from Biography Erna Furman)
Một chỉ trích lớn về tâm lý theo trường phái Freudian là thiếu hẳn những khám phá dựa trên cơ sở thí nghiệm vốn cần được áp dụng trong các phòng thí nghiệm. Nhưng Anna đã muốn công việc nghiên cứu của bà dựa trên cơ sở thí nghiệm.
Nhà phân tâm học tâm lý trẻ em Anna Freud thật sự là một tấm gương sáng cho những ai có tâm hồn và nhiệt huyết với sự nghiệp phát triển tâm lý ở trẻ em.