Nhạc cụ cổ nhất thế giới lộ diện

Các nhà khảo cổ vừa tìm được những cây sáo được làm từ ngà voi ma mút và xương chim có niên đại hơn 40.000 năm.

>>> Những bức vẽ cổ xưa nhất của loài người


Hai cây sáo được làm từ ngà voi ma mút trong hang
Geissenkloesterle tại dãy núi Swabian Jura ở Đức.

Giáo sư Tom Higham, một nhà nghiên cứu của Đại học Oxford tại Anh, cùng các đồng nghiệp phát hiện hai chiếc sáo cổ trong hang Geissenkloesterle tại dãy núi Swabian Jura ở Đức, BBC đưa tin. Kết quả kiểm tra cho thấy người xưa đã tạo ra chúng cách đây chừng 42.000 tới 43.000 năm. Với khoảng thời gian đó, chúng là những nhạc cụ có niên đại lâu đời nhất mà giới khoa học từng phát hiện. Hang Geissenkloesterle cũng là nơi mà các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều bằng chứng về quá trình di cư tới châu Âu của người hiện đại.

"Kết quả xác định niên đại phù hợp với một giả thuyết mà chúng tôi từng đưa ra vài năm trước, theo đó sông Danube là một hành lang chính đối với sự dịch chuyển của con người tới châu Âu từ 40.000 tới 45.000 năm trước", Nick Conard, một nhà khảo cổ của Đại học Tuebingen tại Đức, phát biểu. Conard là thành viên trong nhóm chuyên gia tìm thấy hai chiếc sáo.

Giới chuyên gia cho rằng người xưa sử dụng nhạc cụ để thực hiện các nghi lễ tôn giáo hoặc giải trí. Thậm chí một số nhà nghiên cứu còn cho rằng âm nhạc có thể là một trong những yếu tố giúp người hiện đại giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh với người Neanderthal - một chủng người đã tuyệt chủng tại châu Âu từ 30.000 năm trước. Nhờ âm nhạc mà tổ tiên của chúng ta duy trì được những cộng đồng lớn hơn so với người Neanderthal. Do quy mô cộng đồng lớn hơn, người hiện đại luôn giành ưu thế trước người Neanderthal trong quá trình mở rộng lãnh thổ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất