Nhật Bản tìm ra kết cấu phân tử protein kháng HIV

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định được kết cấu phân tử của một loại protein giúp chặn đứng đà phát triển của virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) mở ra hy vọng phát triển loại thuốc mới giúp điều trị căn bệnh AIDS.

Phát hiện này của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Nagoya (NMC) thuộc Tổ chức Bệnh viện Quốc gia và Đại học Nagoya được công bố ngày 23/9 trên tạp chí khoa học “Sinh học phân tử và cấu trúc tự nhiên” bản điện tử của Mỹ.


Virus HIV

Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc NMC, Yasumasa Iwatani cho biết, trong khi các phương thuốc chống lại HIV thường gây ra những tác dụng phụ và dẫn đến nguy cơ kháng thuốc khi được sử dụng trong thời gian dài, phát hiện của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản sẽ giúp “mang lại hy vọng phát triển một phương pháp điều trị AIDS mới tác động vào chính cơ chế phòng vệ của cơ thể con người”.

Những người có protein kháng virus trong tế bào bạch cầu (lympho bào) nhưng khi những protein này kết hợp với một loại protein đặc biệt do HIV sản sinh có tên là Vif, virus gây bệnh AIDS này sẽ sinh sôi bên trong cơ thể vật chủ nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích APOBEC3C, vốn là một trong những loại protein kháng virus, và phát hiện ra một lỗ hổng trong cấu trúc mà ở đó protein Vif có thể thâm nhập vào bên trong.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định được cơ chế phân huỷ của protein APOBEC3C sau khi kết hợp với Vif. Nhóm này cho biết sẽ tìm ra các hợp chất giúp lấp lỗ hổng trên và kiểm tra hiệu quả điều trị trên thực tế.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất