Nhật thực lướt trên Trái đất nhìn từ ảnh vệ tinh
Hình ảnh này được ghi lại khi diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần ở khu vực Nam Mỹ hôm 14/12.
Bạn có nhìn thấy đốm màu đỏ sậm lướt qua khu vực Nam Mỹ? Đó chính là nhật thực, hoặc ít nhất là hình ảnh của nhật thực nhìn từ xa. Hôm 14/12, người dân tại Chile và Argentina đã được chứng kiến nhật thực toàn phần - lần nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2020.
Bóng Mặt trăng màu đỏ sậm lướt qua khu vực Nam Mỹ. (Ảnh: NOAA).
Nhưng nếu bạn không đủ may mắn để được chứng kiến thì hình ảnh của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) sẽ giúp bạn. Họ tiến hành chụp mọi thứ diễn ra trên Trái đất từ khoảng cách rất xa và cho ra kết quả tuyệt vời.
Bức ảnh GIF này là tổng hợp các hình ảnh time-lapse từ vệ tinh còn đốm màu đỏ sậm di chuyển trên Trái đất là bóng của Mặt trăng. Khi nhật thực xảy ra, Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời sẽ nằm trên một đường thẳng vào ban ngày. Trong một khoảng thời gian ngắn, bóng của Mặt trăng sẽ che toàn bộ ánh sáng mặt trời còn Mặt trăng sẽ phủ bóng xuống Trái đất.
Những người ở bên ngoài khu vực Mặt trăng phủ bóng xuống Trái đất sẽ nhìn thấy nhật thực một phần. Lần này, đó là những người thuộc khu vực Nam Phi và một phần nhỏ bờ biển phía tây nam của châu Phi. Nếu Mặt trời ở xa Trái đất hơn một chút, nó sẽ tạo ra cái gọi là nhật thực hình khuyên. Hồi tháng 6 năm nay, một số khu vực ở châu Phi và châu Á đã nhìn thấy nhật thực hình khuyên.
Nhưng đây nhật thực toàn phần đầu tiên, cuối cùng và duy nhất của năm 2020. Lần nhật thực tiếp theo sẽ tiếp tục là nhật thực hình khuyên, diễn ra ở Canada, Greenland và một số khu vực ở châu Á vào tháng 6/2021. Tuy nhiên, người dân sẽ rất khó chứng kiến trực tiếp được, trừ khi bạn đang ở Nam Cực
- Những bức ảnh tuyệt đẹp về nhật thực toàn phần duy nhất trong năm
- Bí ẩn căn bệnh khiến một dòng họ 200 năm chết không rõ lý do, ngày nay vẫn còn người mắc phải
- Rò rỉ nội dung tài liệu mật theo dõi UFO của Mỹ