Nhạy mùi sẽ đồng cảm nhiều hơn
Từ một thí nghiệm có vẻ đơn giản, nhà sociochemist Denise Chen đã khám phá rằng khứu giác và cảm xúc đến từ một vùng trên não, sự sắp xếp “chồng chéo” này đã tạo nên một quy trình: mũi thính thì dễ xúc động hơn.
Một nghiên cứu mới cho hay những ai có khứu giác nhạy bén thật sự có một chiếc mũi liên quan đến cảm xúc của người khác.
Các nhà khoa học từng biết rằng mùi hương đóng một vai trò to lớn trong thế giới động vật: Phát hiện những thay đổi hóa học tinh tế ở bạn đời hoặc đối thủ có thể tạo nên ranh giới giữa sống và chết.
Tuy nhiên, giữa con người với nhau, mùi hương ít quan trọng nhưng lại hoa mĩ hơn. Chẳng hạn, mô tả về mùi hương thỉnh thoảng lại đi vào văn chương. Những tác giả như Charles Baudelaire, Marcel Proust và Albert Camus từng có những tác phẩm gắn chặt mối quan hệ giữa mùi hương và xúc cảm.
Những tác phẩm đó đã mang lại cảm hứng cho Denise Chen, một sociochemist tại Đại học Rice ở Texas, và khiến bà tự hỏi liệu có mối liên hệ nào giữa mùi và cảm xúc hay không?
Chen nói mùi và cảm xúc có chung những liên kết về kết cấu và chức năng. Vùng não điều khiển khứu giác gối lên vùng não điều khiển cảm xúc và có đóng góp đến quy trình tiến triển của nhau.
Thí nghiệm nhạy mùi – nhạy cảm
Phụ nữ nhạy cảm về mùi hơn so với đàn ông và cũng được xem là nhạy cảm về những biểu hiện cảm xúc hơn.
Vì vậy Chen và sinh viên tốt nghiệp Wen Zhou đề nghị 22 cặp những bạn gái trẻ sống trong kí túc xá đại học mặc những chiếc áo thun giống nhau khi ngủ.
Sau một đêm, những chiếc áo này được bạn gái đó ngửi mùi.
Chen đưa cho mỗi bạn ba áo thun và cho biết rằng có một áo được bạn cùng phòng mặc, hai cái còn lại do những sinh viên khác mặc.
Đối tượng được yêu cầu xác định chiếc áo được mặc bởi bạn cùng phòng. Sau đó họ tham gia và các cuộc kiểm tra độ nhạy cảm xúc.
Những đối tượng chọn đúng chiếc áo bạn cùng phòng mặc có khuynh hướng ghi điểm cao trong cuộc kiểm tra cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khứu giác và cảm xúc đến từ một vùng giống nhau trên não.