Nhiếp ảnh gia ghi được hình đôi hổ đen cực hiếm kiếm ăn trong rừng

Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh hai con hổ đen đực trưởng thành mắc chứng giả nhiễm sắc thể hiếm gặp trong vườn quốc gia Nandankanan ở khoảng cách chỉ 10m.


Đôi hổ đen có bộ lông khác lạ do mắc chứng giả nhiễm hắc tố. (Ảnh: Satya Swagat)

Hổ đen chỉ xuất hiện ở bang Odisha và các chuyên gia cho biết chỉ còn lại 7 - 8 con hổ trong vùng. Hổ đen có màu sắc đặc trưng do đột biến di truyền có tên giả nhiễm hắc tố (pseudo-melanism), trong đó những vệt sọc sẫm màu hòa lẫn vào nhau trên nền lông màu cam sáng, khiến bộ lông trông như màu đen hoàn toàn. Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Satya Swagat chụp ảnh đôi hổ đực mắc hội chứng hiếm gặp này vào tháng 11 năm ngoái trong vườn quốc gia Nandankanan.

Swagat nghe bạn bè từng tới thăm vườn quốc gia kể về hổ đen. "Không có nhiều người từng trông thấy hổ đen trong rừng và tới gần chúng. Tôi có cơ hội chụp ảnh một con hổ vào năm 2020 nhưng không có bức ảnh nào ổn. Tuy nhiên, lần chụp ảnh vào tháng 11/2021 lại khác. Tôi không chỉ chụp được một mà tới hai cá thể khác nhau", Swagat chia sẻ.

Hổ đen rất hiếm gặp ngay cả khi quần thể hổ hoang dã vẫn dồi dào ở Ấn Độ cách đây nhiều thế kỷ. Hồi tháng 9 năm ngoái, các nhà nghiên cứu xem xét những con hổ đen ở khu bảo tồn Similipal và phát hiện đột biến di truyền mà chúng mắc phải là kết quả do giao phối cận huyết và ít tương tác với các loài khác ở bên ngoài bang Odisha phía đông Ấn Độ.

Nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích di truyền đối với nhiều quần thể hổ khác từ Ấn Độ và dữ liệu mô phỏng vi tính. Họ nhận thấy hổ đen Similipal có nguồn gốc từ một quần thể hổ rất nhỏ và giao phối cận huyết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất