Những ai không nên ăn cá nướng?

Những người bị đau dạ dày, bị bệnh đường hô hấp… được khuyên không nên ăn cá nướng.

PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế thì những người có tiền sử bệnh đau dạ dày không nên ăn cá nướng vì dễ gây chướng bụng. Việc nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao ngoài việc tạo ra mùi thơm hấp dẫn còn tạo ra một số chất có thể gây ung thư.

Còn theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì có một số người nên hạn chế ăn cá nướng:

Người bị rối loạn tiêu hóa


Cá nướng có chứa rất nhiều đạm nên có thể gầy đầy hơi.

Cá nướng có chứa rất nhiều đạm nên có thể gầy đầy hơi, khó tiêu hơn. Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, việc ăn cá nướng sẽ làm cho tình trạng này càng trở nên khó chịu hơn.

Người bị đau dạ dày

Những người có tiền sử bệnh đau dạ dày không nên ăn cá nướng vì dễ dây chướng bụng.

Người mắc bệnh hô hấp

Nướng trên than củi lại gây độc, sản sinh ra nhiều khí CO, có thể gây ra các bệnh về hô hấp. Vỉ nướng được làm từ kim loại như nhôm, sắt... ở nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, những người có bệnh đường hô hấp nên tránh xa món cá nướng nói riêng và thực phẩm nướng nói chung.

Người mắc bệnh tim mạch

Khi nướng cá ở nhiệt độ cao, các chất béo trở thành các thành phần không tốt cho sức khỏe. Việc ăn cá nướng thường xuyên có thể dẫn đến mỡ máu cao.

Người bị bệnh xương khớp

Cá nướng có rất nhiều đạm và ai cũng biết nó không tốt cho các người mắc bệnh về xương khớp.

Người bị mỡ máu


Do có thành phần đạm cao nên người bị bệnh mỡ máu không nên ăn nhiều cá nướng.

Theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên ăn cá nướng 1 lần/tuần và nên cách nhau vài tuần hãy ăn trở lại để cơ thể có thời gian thải các độc tố của đồ nướng ra ngoài, hạn chế nguy cơ mắc ung thư.

Khi nướng cá, để hạn chế tác dụng không tốt của nó, các chuyên gia sức khỏe khuyên nên: Tẩm ướp thực phẩm cần nướng với nước xốt để làm tăng tính an toàn cho các món nướng; Bạn cũng có thể bọc cá trong giấy nhôm rồi nướng để ngừa tích tụ chất độc hại từ khói; Nên nướng ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải để hạn chế khói, tránh cháy sém…

Bài viết này được tổng hợp từ tư liệu của website Bệnh viện Tim Hà Nội để độc giả tham khảo.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất