Những bí ẩn của nền văn minh cổ đại đầu tiên

Phải tới năm 2012, các nhà khảo cổ học lý giải nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh Indus - một trong những đô thị lớn đầu tiên trên thế giới. Các nhà khảo cổ học tin rằng, sự biến đổi khí hậu đã xóa sổ nền văn minh Indus, từng phát triển mạnh khoảng hơn bốn nghìn năm trước đây.

Nền văn minh biến mất vì thay đổi khí hậu

Nền văn minh Indus là một trong những nền văn hóa đô thị lớn đầu tiên trên thế giới, bao quát toàn bộ Ai Cập và Lưỡng hà. Đế chế này trải rộng trên hơn một triệu kilomet vuông, kéo dài từ biển Ả Rập đến sông Hằng, tương ứng với khu vực phía tây bắc Ấn Độ, phía đông Afghanistan và Pakistan hiện nay.

Nền văn minh Indus đã bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào năm 1920. Kể từ sau đó, một loạt các nghiên cứu đã phát hiện một nền văn hóa đô thị phức tạp với các tuyến đường thương mại nội thị được thiết lập. Các nhà khảo cổ học cũng khám phá những công trình xây dựng, hệ thống vệ sinh môi trường, nghệ thuật, khoa học, cùng hệ thống chữ viết, gắn liền với nền văn minh. Nhóm nghiên cứu quốc tế mất hơn năm năm để kết hợp những hình ảnh vệ tinh và các dữ liệu về địa chất để lập ra bản đồ địa hình kỹ thuật số toàn bộ khu vực mà nền văn minh Indus từng tồn tại.

"Chúng tôi đã tái hiện cảnh quan của khu vực đồng bằng, nơi nền văn minh Indus phát triển khoảng 5.200 năm trước đây, tuy nhiên đã từ từ biến mất trong khoảng thời gian từ 3.000 đến 3.900 năm trước. Cho đến nay, có rất nhiều suy đoán về sự liên kết giữa nền văn minh Indus và những con sông đem lại sự trù phú cho mảnh đất, nơi con người thời kỳ đó từng sinh sống", nhà khảo cổ Liviu Giosan thuộc Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo kết quả nghiên cứu, những con sông đem lại sự sống cho nền văn minh Indus, tuy nhiên, khi những cơn gió mùa gây mưa biến mất thì nền văn minh cổ đại này cũng biến mất theo. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng mưa giảm làm suy yếu các con sông, trong khi, nguồn nước sông lại đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của nền văn hóa người Harappan - nhóm người chiếm 10% dân số thế giới thời cổ đại, tạo nên sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Indus. Nền văn minh Indus đã biến mất một cách bí ẩn khoảng hơn 4.500 năm trước đây. Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện, chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của đô thị cổ đại nổi tiếng này.

Trở lại với những khám phá của nền văn minh Indus, theo các nhà khảo cổ khẳng định phế tích Mohenjo – Daro được xem là một bí ẩn bởi không một nền văn minh thực sự nào có thể hiện diện trong thung lũng Indus cách đây 4.500 năm bằng di chỉ này. Di chỉ này là một bí ẩn đích thực theo các nhà khảo cổ và họ khẳng định rằng trước khi khám phá ra phế tích Mohenjo - Daro, không một nền văn minh thực sự nào có thể hiện diện trong thung lũng Indus cách đây 4.500 năm. Từ năm 1921, một loạt các khám phá trong đó có thị trấn Harappa rồi đến Mohenjo - Daro, đã mang lại những chứng cứ về một nền văn minh chưa hề được biết đến. Nền văn minh trong thung lũng Indus đã tạo ra một loạt chữ viết chưa được giải mã và rõ ràng đã đánh dấu sự hình thành của văn hóa Ấn Độ. Nhưng điều bí ẩn là sự hoang phế của các thị trấn và sự biến mất của nền văn minh đó. Vào năm 1921, những cuộc khai quật đã khởi đầu tại Harappa. Các nhà khảo cổ đào được những vết tích của thị trấn lớn. Năm 1922, trong khi tìm kiếm một ngôi đền phật giáo, một nhà khảo cổ Ấn Độ đã khai quật cách Harappa 640km vết tích của một nền văn minh nguyên sơ. Thế là một thị trấn đã được trồi lên từ dưới lòng đất: Mohenjo - Daro, "thung lũng của người chết". Nó luôn là mục tiêu tìm kiếm và tranh cãi. Nhưng nền văn minh ẩn sâu thật lâu trong bóng tối đó là gì?


Những phế tích còn lại của Mohenjo – Daro nơi được xem là biểu trưng cho sự phát triển của nền văn minh Indus. (Ảnh tư liệu).

Khám phá sự kỳ diệu từ nền văn minh Indus

Các nhà khảo cổ đã dẫn chứng rằng, hãy thử tưởng tượng một dân tộc sống trên một lãnh thổ bao la. Dân tộc này nói được ngôn ngữ chưa được biết và sử dụng chữ viết cũng chưa được giải mã. Những con người thuộc nền văn minh đó đã xây dựng một TP lớn được chia thành các khu phố theo một logic mà chúng ta chưa hiểu. Quả thật, người ta chưa tìm thấy cung điện hay đền thờ. Những cư dân đầu tiên tại thung lũng Indus đã bắt đầu dựng các làng mạc từ 7.000 năm trước công nguyên (CN).

Rồi từ 3.200 năm đến 1.800 năm trước CN, những thành phố lớn xuất hiện. Các bức tường thành đồ sộ quanh Harappa mọc lên vào khoảng 2.700 năm đến 2.600 năm trước CN. Thoạt đầu các nhà khoa học nghĩ rằng nền văn minh Indus được hình thành từ những bộ tộc đến từ vùng Lưỡng hà. Nhưng các cuộc khai quật cho thấy dân tộc đó có những đặc điểm riêng biệt. Hiện thời do chưa có manh mối mới nên về mặt lý thuyết, nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ đã ra đời bên bờ sông Indus. Sau khi khám phá ra Mohenjo - Daro, nhiều thị trấn cổ xưa khác cũng được khai quật như Dholavira hay Ganweriwala. Rõ ràng, đây là một dân tộc có nhiều thương nhân. Mọi thứ cho thấy họ không có ưu thế về quân sự, tính cách ôn hòa và rất mạnh về văn hóa. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết về văn hóa xã hội và tôn giáo của họ. Nó không giống nền văn minh Ai Cập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đột ngột, mà có sự tiến triển dần dần.


Bản đồ mô phỏng nơi từng tồn tại nền văn minh Indus.

Sau 100 năm nghiên cứu, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của nền văn minh đó. Nền văn minh Indus đã trải qua nhiều thời kỳ: Từ năm 8.000 đến năm 5.000 trước CN: Kỹ thuật luyện kim lan tràn khắp vùng Âu - Á. Nông nghiệp và thương mại mang lại sự sung túc. Các làng mạc giao nhau và trở thành các TP. Từ năm 4.000 đến năm 2.600 trước CN: Các nhà khảo cổ học nói đến một "thời kỳ thuần lý". Những khu vực ở vùng châu thổ Indus bắt đầu mang bản sắc văn hóa đặc thù. Vào thời kỳ đó, xuất hiện một dạng hình đô thị mới. Các khu dân cư được chia thành hai khu vực. Rất có thể các khu vực được dành cho những tầng lớp xã hội khác nhau.

Từ năm 2.600 đến năm 1.900 trước CN: đó là "thời kỳ hội nhập". Ở giai đoạn này, các nền văn hóa khu vực sáp nhập vào một nền văn minh lớn. Mọi thành phố rải rác trong bán kính 1.000km sử dụng chung chữ viết và ấn triệu. Họ trang trí bình lọ bằng những họa tiết giống nhau, sử dụng những quả cân giống nhau. Tiến trình thống nhất trên một lãnh thổ rộng lớn như thế quả là khó hiểu. Từ năm 1.900 đến năm 1.600 trước CN: đó là "thời kỳ khu trú". Trong khoảng 2 thế kỷ, các thành phố dần dần bị bỏ hoang, chữ viết bị quên lãng và nhiều kỹ thuật bị xếp xó.

Đặc điểm đáng kinh ngạc nhất của thành phố Harappa là tính phức tạp của đô thị. Các thành phố đó trải rộng trên một chu vi từ 100 đến 200ha. Mohenjo - Daro được thiết kế rất đẹp. Người ta có thể so sánh nó với các thành phố lớn ở Mỹ. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã đặt cho thị trấn đó biệt danh "Manhattan thờ đồ đồng". Quả thật, người ta có thể thấy 12 con đường lớn chạy thẳng tắp qua thị trấn từ bắc xuống nam, bị cắt ngang từ đông sang tây bởi những con đường nhỏ hơn, hình thành các khu nhà. Điều này làm người ta liên tưởng đến các hình ảnh phân lô của thành phố New York. Đường sá được lát đá và có các trung tâm hành chính đồ sộ. có những dãy nhà nhỏ bằng gạch có phòng tắm riêng và cống thoát nước.

Ở trung tâm Mohenjo - Daro, sừng sững một thành trì rộng lớn có các phòng lễ hội và văn phòng. Gần đây, người ta xây các phòng tắm công cộng. Mohenjo - Daro còn có một hồ bơi dài 12m, rộng 7m, và sâu 2,40m. Người ta cho rằng nó được dành cho các nghi lễ ngâm mình vì hiện nay vẫn còn có những buổi tắm theo nghi lễ trong Ấn Độ giáo. Đường sá có các cửa hiệu dọc hai bên. Bên trong những ngôi nhà có một cái giếng, đôi khi có cả một phòng tắm với bồn chứa nước cho vòi hoa sen. Do không có ống dẫn nước nên dĩ nhiên những ngôi nhà đó chẳng có hệ thống nước dùng. Bù lại, có một hệ thống dẫn nước thải bằng những ống dẫn bằng đất sét. Các ống này tập trung vào những cống có thể tháo lắp ở các ngã tư, thuận tiện cho việc bảo trì. Dân tộc này có tính trật tự và ý thức vệ sinh rất cao. Trong các phế tích ở Mehrgarh, các nhà khảo cổ đã tìm thấy cái giống như các bãi rác công cộng của chúng ta. Tại đấy rác thải của nghề làm đồ da, làm đồng, vỏ sò hến,...

Tại Harappa và Mohenjo - Dara, có hai kiến trúc kỳ lạ với một cái ghế được chia thành nhiều khối, có lẽ để nâng đỡ công trình bằng gỗ. Lúc đầu, người ta có thể nghĩ là các kho chứa lúa, nhưng sau đó chúng vẫn là một bí ẩn. Mohenjo -Dara và Harapppa là các thủ phủ chính, nhưng vẫn còn ít nhất 3 thành phố khác cũng quan trọng không kém. Sau khi nền văn minh Indus sụp đổ, các nền văn hóa mới hình thành trong vùng cho thấy ảnh hưởng của nó đã lan rộng với các mức độ khác nhau. Có lẽ đã có một phần cư dân sang miền Đông, đến đồng bằng sông Hằng (sông Gange). Cái đã biến mất không phải là một dân tộc mà là một nền văn minh: Các thành phố, hệ thống chữ viết, mạng lưới thương mại và cuối cùng là văn hóa, căn bản của trí tuệ. Dù sao, nền văn minh này cũng đã ghi dấu ấn cho Ấn Độ. Nhiều khía cạnh của Ấn Độ ngày nay đã bắt nguồn từ đó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất