Những bí ẩn kinh ngạc về Ai cập cổ đại
Ai Cập cổ đại vốn được biết đến với vô vàn truyền thuyết bí ẩn, đó là kho báu lớn đến khó tin cùng những lời nguyền hiểm ác rùng rợn vẫn còn ứng nghiệm cho tới tận ngày nay.
- Người Ai Cập cổ chết vẫn…phải đẹp
- Người Ai Cập cổ đại tôn thờ loài vật nào?
- Giải mã bí ẩn của cổ áo xác ướp Ai Cập
Bí ẩn Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập yêu thích tất cả các loài động vật. Trong số đó, mèo là loài động vật thiêng liêng nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây trong suốt một thời gian dài.
Sở dĩ như vậy là vì dưới hình thức con mèo thần, dân Ai Cập cổ đại tôn thờ nữ thần Bastet như là một vị thần ban phúc và bảo hộ cho loài người.
Mèo biểu trưng cho sức mạnh và sự khéo léo của giống mèo mà nữ thần giám hộ sai khiến phục vụ con người, giúp loài người chiến thắng kẻ thù ẩn nấp.
Với người Ai Cập, đôi mắt sáng của mèo trong đêm cũng giống như ánh trăng trong đêm mù âm u.
Thần hoàng hôn Bastet cũng có biểu thượng là một con mèo. Và nếu như có hỏa hoạn xảy ra trong nhà thì mèo sẽ là ưu tiên hàng đầu được cứu ra.
Khi một con mèo chết, mọi thành viên trong gia đình sẽ để tang bằng cách cạo lông mày của mình. Họ làm như vậy nhằm thể hiện nỗi buồn đau khi con vật linh thiêng qua đời.
Nếu ai đó giết chết một con mèo, thậm chí một cách vô ý, người đó cũng sẽ phải đối mặt với sự giận dữ của đám đông dân chúng Ai Cập. Theo đó, người này sẽ bị trừng phạt bằng cách bị ném xuống một hố đầy rắn độc.
Người Ai Cập cổ đại còn ướp xác và chôn cất mèo chết tại một nghĩa trang dành cho loài mèo cùng với xác ướp của những con chuột.
Năm 1888, một nông dân phát hiện 80.000 xác ướp mèo trong một ngôi mộ lớn. Đây là một trong những hiện vật có giá trị vô cùng lớn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu cuộc sống của người dân Ai Cập thời xưa.
Dưỡng da bằng vàng
Người Ai Cập truyền nhau một bí mật dưỡng sắc để được đẹp như nữ thần của mình. Mãi đến cuối thể kỷ 20, bí mật này mới được giải mã ở Pháp.
Trong lúc nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy nhiều hài cốt của những người Ai Cập thuộc tầng lớp quý tộc có chứa thành phần của vàng nguyên chất.
Hóa ra người xưa đã khâu những sợi chỉ vàng rất nhỏ xuống dưới đáy da để làn da trẻ mãi, có tính đàn hồi, là phẳng những nếp nhăn và đem lại cho làn da sắc trắng hơi có phần lóng lánh, giống như đang tỏa sáng.
Thế giới tâm linh trong nền văn hóa Ai Cập: Địa ngục Duat
Trên những bức phù điêu cổ của người Ai Cập có đề cập tới một nơi gọi là Duat.
Duat được cai quản bởi Thần Rồng Osiris - vị thần của sự sống và cái chết. Đây là một nơi khá giống với Trái đất nhưng lại tồn tại nhiều yếu tố kỳ lạ như hồ Lửa và tường Sắt.
Để đến được Duat, linh hồn phải vượt qua 7 cánh cửa, được trông giữ bởi những quái vật nửa người, nửa thú với những tên gọi hết sức kỳ lạ như: “Kẻ uống máu đến từ lò mổ” hay “Người ăn phân từ hai chân sau của mình”.
Sau khi vượt qua hết những cánh cửa kia, trái tim của người chết sẽ được đặt lên một chiếc cân và cân với chiếc lông vũ của nữ thần Maat.
Nếu người đó thuần khiết và thật thà, trái tim sẽ nặng bằng với chiếc lông vũ. Lúc này, họ sẽ được bước vào vương quốc của Thần Osiris.
Nếu trái tim nặng hơn, tức là trái tim người này không thuần khiết và còn quá nhiều tham vọng, khi đó, họ sẽ bị quỷ Ammut ăn thịt, còn linh hồn sẽ bị trừng phạt theo luật lệ nơi đây.
Lời nguyền của các Pharaoh
Truyền thuyết này là về một lời nguyền của Tutankhamun đã giết chết nhà tài trợ Lord Carnarvon và các thành viên khác của đoàn thám hiểm. Mặc dù một số giả thuyết đã được đưa ra như là do một loại nấm nguy hiểm và các loại khí tích tụ bên trong ngôi mộ, những cái chết vẫn không có một lời giải thích. Đã có 8 trong 58 nhà thám hiểm phát hiện ra ngôi mộ đã chết trong vòng 12 năm. Người dẫn đầu đoàn thám hiểm Carter đã sống trên 16 năm. Những sự trùng hợp khác là một trường hợp xác nhận thiên vị: bất kỳ sự bất hạnh nào xảy ra với bất cứ ai trong đoàn thám hiểm đều được gán cho là do lời nguyền của các Pharaoh. Lời nguyền là một ví dụ điển hình của sự thúc đẩy người dân tin vào một câu chuyện thú vị thay vì các sự kiện.
Các Pharaoh giết hại người hầu
Khi các vị vua chết, người hầu của họ không bị giết và chôn cùng giống như hầu hết mọi người vẫn tin, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Hai vị vua của triều đại đầu tiên của Ai Cập được biết đến với việc chôn người hầu cùng với họ. Xu hướng khái quát của con người đã dẫn đến truyền thuyết. Các vị vua sau này có thể nhận ra rằng các người hầu đáng tin cậy của họ hữu ích khi còn sống hơn là phải chết, vì vậy thay thế cho những người hầu là những bức tượng nhỏ được chôn cùng với chủ để giúp đỡ các Pharaoh ở thế giới bên kia.
Người ngoài hành tinh
Có một số người tin rằng người Ai Cập đã được tiếp xúc với người ngoài hành tinh. Họ cáo buộc rằng các kim tự tháp là những thành tựu siêu phàm và một số bức tranh tường mô tả những nơi ngoài Trái Đất. Điều này có lẽ đã xúc phạm đến các di sản của người Ai Cập cổ đại. Trong khi kim tự tháp Giza là thành tựu toán học đáng kinh ngạc, công trình của các nhà thiên văn học tài tình, các học giả và các kiến trúc sư của thời đại. Và trong khi các Kim Tự Tháp đóng vai trò là cấu trúc cao nhất trong gần 4000 năm, cũng không có nghĩa người Ai Cập là những người bạn với người ngoài hành tinh, nó chỉ có nghĩa là không có nền văn hóa nào có thể sánh với cấu trúc tượng đài của người Ai Cập cho đến thế kỷ 19.