Những đồ vật trong ô tô dễ bị phát nổ khi trời nắng và cách xử lý

Theo chuyên gia, nhiều vật dụng có thể bị phát nổ do phải chịu dưới nhiệt độ cao trong ô tô suốt thời gian dài.

  • Xác định 3 nhóm nguyên nhân gây cháy xe

Những đồ vật dễ phát nổ khi để lâu trong ô tô dưới nhiệt độ cao

Nắng nóng gay gắt gây ra nhiều hệ lụy đến cuộc sống của người dân. Nắng gắt, oi bức không chỉ khiến chúng ta dễ "bốc hỏa" mà còn phải đối diện với hiểm họa nổ đồ vật khi đỗ ô tô dưới trời nắng trong thời gian dài.

Đó có thể là chiếc bật lửa, cục sạc pin điện thoại hay ngay cả bình chữa cháy mini - "thần hộ mệnh", vật dụng không thể thiếu trong mỗi chiếc ô tô.

Tuy nhiên, bạn có tin nếu không được bảo quản đúng cách, chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành "trái bom nổ chậm" - gây nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi bên trong.

Bình chữa cháy mini thường có dạng bột - là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy.

Tùy theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện nên có hiệu quả cao, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.


Các bình chữa cháy cần được bảo quản nơi mát mẻ với nền nhiệt không quá 55 độ C.

Tuy nhiên các loại bình chữa cháy phải được bảo quản trong điều kiện mát mẻ, tránh để gần nơi có nhiệt độ cao hoặc ngoài trời, nhiệt độ thích hợp từ -10 độ C tới 55 độ C. Trong khi đó, nếu đỗ xe dưới trời nắng 40 độ C, nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới hơn 60 độ C.

Đặc biệt, phần kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ Mặt trời nên nhiệt độ vùng này thường xuyên rơi vào khoảng 70 - 80 độ C, cao hơn nhiều so với mức "chịu đựng" của bình chữa cháy mini dùng trong xe ô tô.


Bình chữa cháy "nổ tung" và găm vào ghế phía sau (Ảnh National Safety)

Nhiệt độ tăng cao sẽ khiến thể tích, chất lỏng bên trong bình tăng theo. Khi đạt ngưỡng áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc các chủ xe mua những bình chữa cháy giá rẻ, không xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao cho việc bình phát nổ khi có tác động từ bên ngoài (va chạm, nhiệt độ…).

Tuy không gây cháy xe nhưng hậu quả của việc nổ bình chữa cháy là không hề nhỏ. Bên cạnh việc có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong xe như nứt kính, găm thẳng vào thân ghế... bọt chữa cháy với tính chất không hòa tan với nước, xăng, dầu; không bốc hơi; tính bền; trọng lượng riêng nhẹ nhằm tách ly xăng với môi trường và dập tắt đám cháy - sẽ khiến cho việc tẩy rửa các chi tiết nội thất bị bọt bắn vào là bất khả thi.

Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng:


Vị trí đặt bình chữa cháy an toàn, tiện lợi.

Làm gì khi ô tô bị cháy?

Khi phát hiện ra đám cháy trên xe ô tô, rất nhiều trường hợp người lái bị hoảng loạn, không xử lý kịp thời và đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng cả chủ xe lẫn người xung quanh. Vậy khi gặp 1 sự cố cháy nổ trên xe ô tô, bạn cần làm gì?

Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi phát hiện cháy trên ô tô là bình tĩnh, tấp xe vào lề đường, chú ý tránh xa các khu vực đông đúc hay có các chất dễ cháy. Ngay lập tức thông báo cho các hành khách trong xe về trường hợp cháy, đồng thời hướng dẫn mọi người thoát hiểm ra khỏi xe từ các vị trí an toàn, hô hoán cho những người xung quanh về trường hợp xe cháy, có thể yêu cầu sự giúp đỡ. Nếu như cửa xe bị kẹt thì cần dùng các vật cứng phá kính xe để thoát ra ngoài.

Thực tế, tùy vào loại tình huống cháy mà sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau, tuy nhiên quy trình luôn luôn là: Tắt khóa điện, hô hoán nhờ người hỗ trợ chữa cháy, gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy (114).

Một số hướng dẫn cách xử lý khi ô tô đột ngột bốc cháy trên đường:

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất