Những kỳ quan trong bóng tối

Vẻ đẹp bất ngờ của các hang động tối tăm là một trong những nguồn cảm hứng mãnh liệt thôi thúc các nhà địa chất khám phá, nghiên cứu. "Ma lực" của những hang động này đôi khi còn khiến họ bất chấp cả tính mạng. 

Hang Garni ở Armenia được các nhà địa chất đặt tên là "bản giao hưởng thạch nhũ". Những mẩu thạch nhũ ở đây có hình dáng rất kỳ lạ, không tròn mà nhọn và mảnh.



Việc thám hiểm các hang động hết sức nguy hiểm vì cấu tạo của địa hình tại các khu vực này thường không bền vững. Một quá trình bồi đắp lâu dài có thể tạo nên những cảnh đẹp nhưng thường không đủ sức chịu một cái búng tay.



Sự nguy hiểm cũng có cái giá của nó, nếu may mắn người thám hiểm sẽ được tận mắt chứng kiến những vẻ đẹp kỳ lạ, có một không hai mà trên mặt đất khó có thể thấy được. Trong ảnh là trứng của các loài sinh vật sống kín đáo trong hang động. 



Càng vào sâu trong hang, người thám hiểm càng có nhiều cơ hội gặp những kỳ quan thiên tạo. Mỗi lớp thạch nhũ chồng lên nhau là dấu ấn của các bề dày niên đại thiên nhiên để lại nơi đây.



Khác với nhiều hang động khác thường toàn thạch nhũ, "hang pha lê" tại sa mạc Chihuahua, Mexico có những cột tinh thể CaSO4 lấp lánh trong bóng tối. Chính điều kiện khắc nghiệt của sa mạc đã tạo ra kỳ quan thiên nhiên này.



Hang Limsonte, bang Tennessee, Mỹ với chi chít thạch nhũ nhọn hoắt như bàn chông phía trên trần.

Đường vào hang Ellison, thuộc Georgia, một trong những hang sâu nhất trên thế giới. Để xuống lòng hang, những nhà thám hiểm phải leo dây một quãng đường dài 179 m. Kích thước đó dường như chẳng là gì nếu là phương ngang, ở phương thẳng đứng thì có khác.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất