Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử

Với nguồn năng lượng khổng lồ, những vụ bùng phát Mặt Trời mang lại nhiều tác hại khôn lường dù ở cách xa hàng triệu km.

Khi Mặt Trời đạt đến mức năng lượng cực đại trong chu kỳ 11 năm của nó, từ các khu vực hoạt động - được gọi là vết đen Mặt Trời – sẽ bắn ra các dòng hạt tích điện khổng lồ lan tỏa ra khắp hệ mặt trời. Và khi đó, một cơn bão mặt trời dù nhỏ cũng có thể tạm thời gây nhiễu sóng radio và phá vỡ định vị GPS.

1. Cơn bão kinh khủng ngày Halloween

Vào ngày 28/10/2003, Mặt Trời giải phóng một trận bão khủng khiếp. Cơn bão này mạnh đến nỗi nó làm rối loạn cả những thiết bị cảm biến (sensor) của các tàu quan sát. Cơn bão này đạt đến cấp X45.


Ảnh chụp cơn bão từ tàu SOHO. (Nguồn ảnh: NASA/SOHO).

2. Sự kiện Bastolle Day (Ngày Quốc Khánh của Pháp)

Sự kiện Bastille Day được đặt theo tên ngày Quốc khánh của Pháp (ngày phá ngục Bastille) vào ngày 14/7/2000. Một trận bão Mặt Trời cấp X5 đã làm đoản mạch một số vệ tinh và gián đoạn tạm thời sóng vô tuyến. Đây là trận bão Mặt Trời mạnh nhất kể từ năm 1989.


Plasma nóng 1 triệu độ C di chuyển quanh các cuộn từ trường trên bề mặt Mặt Trời lúc xảy ra cơn bão Mặt Trời Bastille Day năm 2000. (Nguồn ảnh: NASA).

3. Bão Mặt Trời phá hủy hệ thống điện

Vào tháng 3/1989, 6 triệu người đã phải sống trong bóng tối suốt 9 tiếng do hệ thống điện ở Canada bị lỗi do Bão Mặt Trời tàn phá. Rất may mắn, cơn bão này đã không xảy ra vào những ngày lạnh nhất ở một nơi sát vùng cực như Canada. Nếu không, sẽ có hàng ngàn người có nguy cơ tử vong vì chết rét khi hệ thống sưởi không còn hoạt động do mất điện.


Bắc cực quang rực rỡ kì lạ do bão mặt trời gây ra. (Nguồn ảnh: NASA).

4. Bão Mặt Trời phá hủy mạng điện thoại

Cũng trong trận bão khủng khiếp năm 1989, hệ thống điện thoại đường dài xuyên qua vài bang của nước Mỹ cũng đã bị tàn phá nặng nề. Nhà mạng AT&T đã phải thiết kế lại hệ thống điện cho các cáp kết nối xuyên Đại Tây Dương.


Hình ảnh khủng khiếp của cơn bão năm 1989. (Nguồn ảnh: NASA).

5. Sự kiện Carringon

Năm 1859, sự kiện Carrington (Carrington Event) là trận bão Mặt Trời được ghi chép lần đầu tiên trên thế giới. Sự việc xảy ra vào lúc 11:18 sáng (10:18 chiều theo giờ VN) ngày 1/9 và được đặt tên theo Rihard Carrington - nhà thiên văn học đã chứng kiến sự kiện này qua kính thiên văn của mình và vẽ phác lại (ảnh).

Theo các nhà khoa học NASA, đó cũng là trận bão Mặt Trời được ghi nhận lớn nhất trong suốt 500 năm. Cơn bão Mặt Trời này đã gây ra những màn cực quang rực rỡ kéo dài tới tận những miền xa phía Nam như vùng Caribe. Nó cũng gây ra một vài gián đoạn trong liên lạc điện báo toàn cầu, thậm chí đã gây chạm điện nhiều tổng đài điện báo và phát ra tia lửa điện từ đường dây dẫn khiến cháy những giấy điện báo.


Phát họa của Richard Carrington về sự kiện Carringon. (Nguồn ảnh: NASA).

6. Bão Giáng Sinh năm 2006

Trận bão Mặt Trời cấp X9 này đã gián đoạn việc liên lạc giữa vệ tinh, mặt đất và tín hiệu GPS trong suốt 10 phút. Thiết bị chụp ảnh của vệ tinh GOES 13 cũng đã bị hư hại khi chụp Mặt Trời.


Ảnh chụp vụ bùng phát trên Mặt Trời vào mùa giáng sinh năm 2006. (Nguồn ảnh: Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ NOAA).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất