Những loài cực hiếm sắp tuyệt chủng ở sông Mê Kông

Lưu vực sông Mê Kông là nơi có một hệ động-thực vật rất phong phú. Tuy nhiên, nhiều trong số những loài đó đang có nguy cơ tuyệt chủng.


Loài tắc kè hoa Cát Bà có những vệt màu sắc sặc sỡ dọc thân và được tìm thấy ở đảo Cát Bà, phía bắc Việt Nam. Loài này có tên khoa học là Goniurosaurus catbaensis. Tắc kè hoa Cát Bà có cặp mắt màu vàng-nâu lớn, giống mắt mèo. 4 chân, ngón chân dài, thon và có móng vuốt.


Chim hét cao cẳng Nonggang có tên khoa học là Stachyris nonggangensis, được phát hiện tại khu rừng núi đá vôi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nonggang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới với Việt Nam. Loài chim này thường được thấy đi bộ trên đá, rất ít khi người ta thấy loài chim này bay và đậu trên cây. Có vẻ như loài chim này chỉ bay ở những khoảng cách ngắn và khi sợ hãi.


Ếch cây da xù có tên khoa học Philautus quyeti được phát hiện ở dãy Trường Sơn của Việt Nam. Loài ếch da xù mới phát hiện khá nhỏ so với những loài khác trong dòng ếch cây rhacophorid. Màng da ngón chân bé và chiếc đầu có chiều dài dài hơn chiều rộng.


Loài rắn Oligodon mới được tìm thấy ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Theo các nhà khoa học, loài rắn này thường rất khó bắt gặp. Nó hay lẩn mình trong rau, trong vườn. Oligodon có 2 chiếc răng nanh lớn, sắc nhọn và có dải sọc chạy dọc theo thân.


Loài tắc kè hoa này mới được phát hiện tại khu vực dãy núi đá vôi Nakawan, nằm dọc biên giới Thái Lan- Malaysia. Loài này thường hoạt động về đêm nhưng ban ngày, bạn vẫn có thể bắt gặp chúng dưới bóng của những hốc đá hoặc thân cây lớn.


Loài ếch rộng miệng Khorat hay Limnonectes megastomias chỉ được tìm thấy ở 3 địa điểm tách biệt, xa xôi tại một khu vực được bảo vệ tại Thái Lan. Đây là loài ếch ăn thịt cơ hội. Nó thường ẩn mình trong các dòng nước để chờ thời cơ ăn thịt các loài côn trùng và ếch khác. Ếch miệng rộng có đầu và răng nanh, mọc từ xương hàm, lớn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất