Những người bị tiểu đường loại 1 có thể bỏ việc tiêm insulin vì nghiên cứu này

Thông thường trong tuyến tụy của những người khỏe mạnh, các cụm tế bào beta sẽ tự sản xuất insulin để giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 đã quá quen với hình ảnh những ống insulin tiêm vào người hàng ngày, hình thức điều trị như vậy đã tồn tại gần 1 thế kỷ và chưa có bất kỳ cách nào để thay thế. Mặc dù vậy, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã thành công trong việc dùng tế bào gốc để tạo ra các tế bào beta có khả năng sản xuất insulin, sau đó đó họ đưa những tế bào này vào cơ thể chuột thí nghiệm và bệnh tiểu đường đã biến mất sau 6 tháng.


Với người khỏe mạnh, các cụm tế bào beta sẽ tự sản xuất insulin để giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Thông thường trong tuyến tụy của những người khỏe mạnh, các cụm tế bào beta sẽ tự sản xuất insulin để giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu. Trong khi đó, tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường loại 1 lại không thể làm được điều này nên đường trong máu sẽ bị tích tụ thay vì chuyển hoá thành năng lượng, điều này khiến cho hệ miễn dịch sẽ tự động tấn công và tiêu diệt những tế bào sản xuất insulin. Đó là lý do vì sao họ phải bổ sung insulin bằng cách sử dụng huyết thanh từ bên ngoài theo dạng tiêm.

Thực tế, một nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã thành công trong việc dùng tế bào gốc để tạo ra các tế bào beta có khả năng sản xuất insulin với số lượng lớn từ năm 2014. Lượng tế bào beta đã lên tới hàng trăm triệu và đủ để cấy ghép chúng vào một con chuột bị tăng đường huyết, kết quả là chúng đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu chuột. Mặc dù vậy, hệ thống miễn dịch của chuột đã bất ngờ tiêu diệt những tế bào beta này khiến cho thí nghiệm chỉ mới thành công 1 nửa.


Thí nghiệm của nhóm Harvard đã bọc những tế bào beta vào trong một loại gel có tên alginate.

Chính nghiên cứu mới đến từ MIT đã giải quyết vấn đề này khi các nhà khoa học đã khoác cho những tế bào beta một "lớp áo tàng hình": tránh sự theo dõi của hệ miễn dịch. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã phát hiện vì sao hệ miễn dịch là tiêu diệt những tế bào beta cấy ghép như tế bào beta thông thường ở những người bị tiểu đường loại 1. Thí nghiệm của nhóm Harvard đã bọc những tế bào beta vào trong một loại gel có tên alginate - được làm từ tảo nâu - nên khi các tế bào này tiến vào bên trong cơ thể chuột thì chúng bị xác định là "vật thể lạ" do lớp vỏ bọc của mình, vì lẽ đó là hệ miễn dịch mới tiến hành tiêu diệt chúng.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm MIT đã thay đổi lại cấu trúc hóa học của vỏ alginate sao cho hệ miễn dịch chấp nhận nó, ngoài ra lớp vỏ mới sẽ bảo vệ các tế bào beta tốt hơn trước những tác nhân không ngờ đến. Sau hơn 800 mẫu gel thử nghiệm, các nhà khoa học đã tìm thấy cái tên cần thiết: triazole-thiomorpholine dioxide (TMTD). Hợp chất này giúp tế bào beta cấy ghép có thể vượt qua hàng rào an ninh của các tế bào bạch cầu và tiến hành công việc sản xuất insulin của mình. Chỉ sau 174 ngày, lượng đường trong máu của chuột đã giảm đáng kể về mức bình thường.


Sau hơn 800 mẫu gel thử nghiệm, các nhà khoa học đã tìm thấy cái tên cần thiết: triazole-thiomorpholine dioxide (TMTD).

Tác giả chính của nghiên cứu này, tiến sỹ Arturo Vegas, cho biết hướng điều trị này có tiềm năng cung cấp cho người bị bệnh tiểu đường 1 tuyến tụy mới không bị tấn công bởi hệ miễn dịch, nhờ đó cho phép cơ thể họ kiểm soát được đường huyết mà không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc nào. Các thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu trong một vài năm tới. Và nếu phương pháp này được chứng minh là có hiệu quả, người bệnh chỉ cần được cấy ghép tế bào sau mỗi vài năm, thay vì tiêm insulin hàng ngày như hiện nay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất