Những phát minh kiến trúc vĩ đại của người La Mã
Mặc dù không giỏi tính toán nhưng người La Mã lại là thiên tài trong việc tạo hình, thí nghiệm, thiết kế và xây dựng các công trình để đời.
Mặc dù không giỏi tính toán nhưng người La Mã lại là thiên tài trong việc tạo hình, thí nghiệm, thiết kế và xây dựng các công trình để đời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử kiến trúc của đế chế La Mã.
Kiến trúc vòm
Từ thời xa xưa, nếu nhìn vào kim tự tháp hay đền Parthenon, ta có thể thấy để xây dựng được một kiến trúc đồ sộ như vậy cần hàng loạt các viên đá hoặc kết cấu trụ lớn chống chịu. Điều này làm cho không gian bên trong đền Parthenon rất chật và hạn hẹp.
Nhìn bên ngoài, kiến trúc mái vòm vẫn đồ sộ không kém gì kim tự tháp, hay đền Parthenon. Nhưng không gian bên trong đã thể hiện được đỉnh cao của kiến trúc xây dựng bằng gạch. Xuất phát từ một điểm trung tâm trên trần nhà, các mái vòm tỏa rộng ra theo không gian vòm, tạo nên cảm giác không gian 3 chiều khi quan sát lên trần nhà. Trung tâm của mái vòm có thể kín hoặc hở, nhờ đó làm cho không gian bên trong của mái vòm rộng rãi và sáng sủa hơn các kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp hoặc đền Parthenon. Để có được những lớp vỏ chắc chắn như vậy, người La Mã đã sử dụng nhiều bê tông trong khi thiết kế công trình.
Vũ khí công thành
Nếu là fan của môn đế chế hoặc các trò chơi chiến tranh trung cổ, người chơi sẽ không lạ gì với máy bắn tên (ballistae) hoặc máy bắn đá (onager, catapults). Đây là 2 loại vũ khí công thành nổi tiếng của người La Mã. Bằng cách căng một sợi dây cung trên một cơ cấu giá đỡ, khi dây cung bung ra có thể bắn được mũi tên, hoặc đá trúng đích ở khoảng cách 457 mét với uy lực sát thương lớn. Máy bắn tên có thể bắn lao hoặc các mũi tên cỡ lớn để bắn hạ quân địch hoặc những công trình cỡ nhỏ khi quân đội công thành. Máy bắn đá cũng dựa trên sức căng của dây buộc vào đòn bẩy để ném đi những viên đá tròn hoặc đá lửa. Loại vũ khí này kém chính xác hơn máy bắn tên nhưng cho khả năng phá hủy cao hơn khi công thành.
Bê tông
Bê tông là nền tảng để xây dựng những kiến trúc vòm lạ mắt. Và đương nhiên bê tông cũng là 1 tuyệt tác của người La Mã. Thành phần chính của bê tông La Mã bao gồm: cao su, vôi sống, cát và tro bụi núi lửa. Khi đổ vào các khuôn gỗ, bê tông sẽ tạo thành loại vật liệu bền và khỏe hơn tất cả các thành phần ban đầu của chúng. Không chỉ có thế, bê tông không ngừng được cải tiến trong suốt quá trình xây dựng. Minh chứng rõ nhất của điều này là đền thờ Pantheon, vẫn sừng sững sau hơn 2000 năm.
Bê tông là vật liệu đột phá khỏi kiến trúc xây dựng người Hy Lạp cổ - chống đỡ công trình bằng tường và các cột nhà. Bê tông vừa chịu lực tốt hơn, rẻ hơn, chịu được hỏa hoạn, có thể ngâm dưới nước được và linh hoạt hơn trong việc chống chọi động đất.
Đường xá
Nếu đem so sánh đường nhựa hàng ngày hiện tại so với những con đường cổ xưa của La Mã thì chằng khác nào so sánh 1 loại đồng hồ rẻ tiền với Rolex chính hãng. Những con đường cổ đại của người La Mã rất chắc chắn, bền vững và thậm chí còn được sử dụng cho đến tận bây giờ.
Quy trình xây dựng đường xá của người La Mã rất cầu kì. Đầu tiên họ đào sâu 3 mét ở địa hình mà họ dự kiến làm đường. Sau đó, các rãnh sâu này sẽ được lấp đầy bằng đá nặng. Cát hoặc sỏi sẽ được phủ lên lớp đá này. Sau cùng, phần trên cùng của đường sẽ được ốp các miếng đá phẳng, xen kẽ các rãnh cho nước chảy qua. Nói một cách ngắn gọn, với kiến trúc như vây, đường của người La Mã sẽ dày khoảng 3 mét và gần như không thể bị thời gian bào mòn.
Xét về khiếu thẩm mĩ của người La Mã khi xây đường, nhà cửa không bao giờ được đặt cạnh đường và 2 bên đường luôn luôn thoáng đãng. Một khi đã quyết xây đường thì người La Mã dứt khoát sẽ "san bằng" toàn bộ địa hình 2 bên đường để tạo không gian thoáng đãng cho đường đi. Với những đặc tính độc đáo như vây, thậm chí cho đến bây giờ, những con đường của người La Mã vẫn đang được sử dụng.
Hệ thống cống rãnh
Cloaca Maxima vốn là một kênh để xả đầm lầy ban đầu. Sau khoảng 700 năm, do nhu cầu các đường thoát nước tăng, người La Mã quyết định mở rộng hệ thống cống này càng nhiều càng tốt để dự trù cho các nhu cầu tương lai. Hệ thống cống ngày càng được mở rộng và ăn sâu vào trung tâm thành phố. Theo các nhà khảo cổ học, hệ thống đường hầm 2000 năm tuổi này không chỉ đơn giản là để thoát nước thải. Nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, chẳng hạn như mật đạo thoát hiểm.
Sàn giữ nhiệt
Nhắc đến sưởi ấm, người ta nghĩ ngay đến lò sưởi hoặc điều hòa. Tuy nhiên cách đây hàng nghìn năm, lửa là phương tiện duy nhất giúp con người sưởi ấm. Điều này không ảnh hưởng đến sức sáng tạo của người La Mã cổ bởi, họ cũng có "điều hòa nhiệt độ" dưới dạng các lò sưởi đặt dưới sàn, hoặc giấu trong các cột đất sét trong nhà. Lò sưởi này thường là 1 bể nước nóng. Khi đun sôi nước, khí nóng và hơi nước sẽ lan tỏa từ dưới sàn lên trên toàn bộ căn nhà.
Đường ống dẫn nước
Đường ống dẫn nước cũng là một công trình làm cho tên tuổi của người La Mã cổ đi vào lịch sử. Ở các thành phố của người La Mã đã tồn tại các đường ống dẫn nước rất dài để khắc phục hiện trạng thiếu hụt nước. Để cho tiện lợi, Các kỹ sư La Mã cổ đã xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước chôn ngay dưới chân cầu, dưới các nguồn nước thông thường. Các đường ống nước này sẽ mang nước từ Rome đi đến các vùng ngoại ô xung quanh. Tổng chiều dài của hệ thống đường ống dẫn nước của người La Mã lên đến 402km.
Bánh xe nước
Từ xa xưa, người La Mã cổ đại đã rất nổi tiếng với những thiết bị sử dụng sức nước để vận hành như cưa, máy xay bột, tua bin. Tuy nhiên, thiết bị nổi tiếng kinh điển của những người La Mã là nhà nổi bánh xe nước (floating mill). Các nhả nổi với bánh xe nước được xây dựng ngay giữa dòng sông, nhờ đó dòng chảy của nước sẽ quay bánh xe. Các nhà nổi bánh xe nước này được sử dụng để xay ngũ cốc. Thực tế, nhà nổi có bánh xe nước đã từng là cứu tinh cho thành Gothic khi vào năm 537 sau công nguyên, thành bị bao vây và không nhận được sự tiếp ứng lương thực nào. Khi đó, tướng Belisarius quyết định xây các nhà nổi bánh xe nước nhằm tự sản xuất lương thực để thủ thành.
Kiến trúc vòng cung
Kiến trúc vòm vốn không phải là phát minh của người La Mã. Tuy nhiên, người La Mã lại vô cùng xuất sắc trong việc cải tiến "kiến trúc mái vòm". "Kiến trúc vòm không nhất thiết phải liền mạch" là kết luận của các kỹ sư thiết kế người La Mã. Chỉ cần sử dụng 1 phần của kiến trúc vòm, rất nhiều công trình với kiến trúc vòng cung "bắt mắt" xuất hiện từ thời La Mã.
Cầu phao
Hành quân thần tốc là 1 trong số những yếu tố bất ngờ có thể thay đổi cục diện trong các trận đánh La Mã. Cầu phao ra đời cũng là nhằm mục đích này. "Đơn giản và tốn ít công sức, hầu như không phải can thiệp lên địa hình" là những lý do khiến cho cầu phao rất cơ động. Ví dụ điển hình trong lịch sử là cầu phao được xây dựng bởi Julius Caesar vào năm 55 trước công nguyên , với chiều dài 400 m bắc qua sông Rhine.
- Phát hiện con đường quân sự La Mã cổ đại