Những sự thật bất ngờ về các loài động vật có thể bạn chưa biết

Với sự đa dạng vô cùng của thế giới tự nhiên, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta có thể bất ngờ với những điều về các sinh vật xung quanh chúng ta. Dưới đây là danh sách 10 sự thật về động vật mà có thể bạn chưa từng nghe tới bao giờ.

Côn trùng có máu

Gọi là máu nhưng thực ra chúng có tên là hemolymph, xuất hiện từ cách đây 500 đến 600 triệu năm khi mà con người là côn trùng còn chung một tổ tiên. Hemolymph có chứa chất đồng chứ không phải sắt như trong máu người nên có màu xanh dương hoặc xanh lục khi bị oxy hóa.

Hemolymph không có chức năng vận chuyển oxy bởi vì quá trình hô hấp thông qua da của côn trùng giúp chúng hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết. Điều này đồng nghĩa rằng chúng có hệ thống tuần hoàn đơn giản hơn nhiều. Tim của côn trùng đập chậm hơn nhiều so với con người và thậm chí chúng có thể rơi vào trạng thái “ngủ” để duy trì năng lượng.

Bộ lông “uyển chuyển” của chuột trũi

Mỗi sợi lông trên cơ thể chuột trũi đều được đặt vào trong một túi chất dịch, cho phép chúng có thể hướng theo bất kì hướng nào. Đó là một cách thích nghi tuyệt vời khi chuột trũi sống trong hang tự đào rộng vừa đủ kích thước cơ thể của chúng và chúng có một cách di chuyển trong hang là bò vào và bò ngược trở ra. Bộ lông với khả năng khí động học thay đổi theo bất kì hướng di chuyển nào khiến cuộc sống của chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Chim sẽ chết trong không gian

Có thể bạn đã từng nghe rằng loài chim vẫn có thể sống được trong môi trường không trọng lực. Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy.

Lý do quan trọng nhất khiến chim không thể sống được trong không gian là bởi vì hầu hết các loài chim không thể nuốt được thức ăn. Chim là động vật nuốt thức ăn nên chúng cần trọng lực để đưa thức ăn xuống họng và … Đó là lý do tại sao bạn thấy chúng phải nhúng mỏ vào nước rồi nhấc đầu lên để nước chảy xuống. Nếu chúng ta đưa chúng lên trạm vũ trụ ISS, chúng sẽ chắc chắn chết vì mất nước.

Một số chim bồ câu đã được đưa lên Vomit Comet, một chiếc máy bay thực hiện đường bay là đường cong parabol để mô phỏng lại hiện tượng không trọng lực trong một khoảng thời gian ngắn. Những con chim bồ câu đã không thể ăn được thức ăn và uống nước vì mọi thứ đều “lộn tùng phèo”.

Ngài (bướm) sở hữu vũ khí chống lại loài dơi

Dơi là một trong số thợ săn giỏi nhất trong giới động vật và vì vậy nếu một con côn trùng đêm không may bay qua trước mặt loài dơi, đồng nghĩa với việc chúng đã nhận án tử hình. Tuy nhiên vấn đề của loài dơi cũng nằm ở chính phương pháp săn mồi và di chuyển của chúng dựa trên định vị bằng tiếng vang (sonar). Mục tiêu cũng biết kẻ thù đang tới gần ngay khi kẻ thù vừa mới sử dụng phương pháp sonar, giống như trong tất cả các bộ phim tàu ngầm mà chúng ta đã từng được xem.

Khá nhiều loài bướm đêm sử dụng cách này để tự vệ với chiến thuật ưa thích của chúng là đình chiến. Bướm ngài hổ tự phòng vệ bằng cách sử dụng biện pháp phản ngược. Ngay gần khoảnh khắc bị tấn công chúng sẽ phát ra hàng loạt tiếng click để phá rối sonar của dơi làm cho dơi bị trượt mục tiêu tới 80% theo số liệu của một nghiên cứu gần đây.

Con axolotl chưa bao giờ trưởng thành

Axolotl là một loài động vật giống như kỳ nhông với các mang ngoài, phất phơ như những sợi lông mọc tua tủa xung quanh đầu. Chúng sống hoàn toàn dưới nước có vòng đời từ 10 đến 15 năm. Điều kỳ lạ ở loài này là chúng giữ lại những đặc điểm từ giai đoạn ấu trùng trong suốt thời kỳ trưởng thành.

Thật không may là môi trường sống bản địa của axolotl là những vùng nước xung quanh thành phố Mexico. Ô nhiễm, các loài cá săn mồi, và bản thân chúng là món ngon trên các thực đơn đã khiến số lượng các cá thể axolotl suy giảm nhanh chóng. Giờ đây chúng tồn tại trong các bể sinh vật cảnh nhiều hơn cả trong tự nhiên. Nhìn ảnh ở trên không biết bạn đọc cảm thấy gì về Axolotl. Trông chúng đáng yêu hay xấu tệ hại?

Loài cú không hề thông minh

Loài chim cú có bộ mặt trông khá ngờ nghệch. Và sự thật thì chúng cũng không hề thông minh chút nào. Với đôi mắt khá to nhưng bộ óc chúng thì không hề to như vậy. Với khung sọ nhỏ có rất ít không gian cho não bộ, trong khi chúng phải xử lý một lượng rất lớn dữ liệu hình ảnh, nên loài cú có suy nghĩ không hề nhạy bén. Nếu cần huấn luyện loài cú để làm những nhiệm vụ đơn giản nhất thì đây là điều không tưởng. Gary Gero, một nhà huấn luyện cú đã tham gia hợp tác sản xuất bộ phim Harry Potter đã nói rằng nếu người nào cho rằng cú rất thông minh thì chắc chắn họ chưa hề nuôi chúng bao giờ.

Tảo "giết chóc" Taxifolia

 

Taxifolia là một loài rong biển sinh trưởng mạnh mẽ, sản xuất ra một chất độc mà làm các sinh vật biển khác không thể ăn được chúng. Vì vậy, khi được thả vào trong môi trường phù hợp chúng có thể sinh sản rất nhanh và phá vỡ cân bằng hệ sinh thái. Nó được gọi là "Tảo giết chóc", và bị Hiệp hội Bảo tồn Thế giới đưa vào "Danh sách 100 loài ngoại lai xâm hại tồi tệ nhất thế giới".

Làm thế nào mà loài tảo này lại lọt vào vùng biển Đại Tây Dương vẫn là một chủ đề bàn luận nóng bỏng. Một số nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của chúng thậm chí còn đem lại sự tích cực nhưng khảo sát thực tế đã chứng minh điều ngược lại khi khá nhiều loài bản địa không thể cùng tồn toại với loài tảo này.

Chim Hoatzin có “tay”

Chim hoatzin thực sự là một loài chim trông khá “trải chuốt” nhưng khị bị con người tấn công chúng có thể thải ra mùi hôi thối kinh khủng. Có một số ít loài chim khi ấp trứng có móng vuốt trên cánh, nhưng hoatzin có móng vuốt trên cánh và chân lại vì một mục đích khác.

Chim non rất hiếu động và sử dụng cặp vuốt trên mỗi cánh để bám khi di chuyển trên cây. Nếu chúng rơi xuống nước, chúng cũng có thể bơi tốt. Trên thực tế chỉ có thứ chúng không giỏi đó là khả năng bay. Chim non phải đợi vài tháng để phát triển hoàn chỉnh mới có thể bay được và khi trưởng thành thì chúng cũng vô cùng lóng ngóng vụng về mỗi khi cất cánh.

Nhện nhảy có đôi mắt cực kì tinh vi

Loài nhện săn thức ăn bằng cách giăng bẫy và rình đợi, nhưng trong trường hợp của loài nhện nhảy thì không như vậy. Chúng săn mồi hoàn toàn chủ động bằng cặp bốn mắt lớn để xác định vị trí con mồi và khả năng nhảy tuyệt vời để vồ lấy con mồi.. Chỉ trong vài năm trở lại đây các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu mắt của loài nhện nhảy hoạt động như thế nào. Hai mắt chính có cấu tạo phức tạp đến khó tin. Dẫu lense là cố định, nhưng chúng có thể đạt được tầm nhìn cực tốt bằng cách di chuyển võng mạc. Những võng mạc này được tạo nên từ nhiều lớp tế bào cực kì nhạy cảm với ánh sáng.

Một hình ảnh khi đã nằm trong tiêu điểm của một lớp thì sẽ nằm ngoài tiêu điểm của lớp khác ngay phía trên. Vì vậy bằng cách so sánh hình ảnh sắc nét với hình ảnh bị nhòe, loài nhện có thể đánh giá được khoảng cách khá chính xác. Cách thức này đã được một công ty Nhật Bản áp dụng để đưa vào mẫu camera concept có khả năng tạo ảnh 3D chỉ với một thấu kính đơn.

Loài Siphonophores làm khó các nhà khoa học

Phát hiện về loài Siphonophore đã khơi dậy những câu hỏi một sinh vật cụ thể bao gồm những gì? Chúng còn có biệt danh là chiến thuyền Bồ Đào Nha và thường bị nhầm lẫn với loài sứa. Những loài nổi tiếng khác còn có praya dubia, một trong những sinh vật dài nhất con người biết đến với độ dài lên tới 50-60 mét, và một sinh vật mới đây được phát hiện thuộc giống Erenna có thể sản xuất ra chất phát quang sinh học màu đỏ cực kỳ hiếm.

Một con Siphonophore không phải là một sinh vật đơn độc, mà là một quần thể tập hợp chung nhiều cá thể nhỏ gọi là zooids, mỗi zooid có những nhiệm vụ riêng (như tự vệ, sinh sản, ăn..) để góp phần vào cả quần thể. Chúng phải dựa vào nhau để thực hiện tất cả chức năng sinh tồn. Dẫu tất cả chúng có thể tách rời khỏi quần thể, nhưng toàn bộ con siphonophore vẫn phát triển từ một trứng độc lập.

Vậy chúng là một sinh vật hay là nhiều sinh vật. Câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này vẫn làm khó các nhà khoa học. Nếu nhìn từ xa trông chúng có vẻ giống như một sinh vật độc lập, nhưng nếu nhìn gần vào bạn có thể chúng được tạo thành từ nhiều phần khác biệt. Bởi vì chúng nằm ở ngay trên ranh giới giữa cơ thể độc lập và một sinh vật đa bào phức tạp, siphonophore có thể nắm giữ nhiều đầu mối khoa học vô cùng quan trọng về tiến hóa.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất