Những thói quen xấu khiến tâm lý bạn "khóc thét"
Thõng vai khi đi, luôn tự bỏ rơi chính mình... là những thói quen tưởng chừng bình thường nhưng lại khiến tâm lý bạn đi xuống.
>>> Thí nghiệm tâm lý giúp bạn loại bỏ thói quen xấu
Căn bệnh trầm cảm thường bị gây ra bởi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta: cái chết của một người thân, mất việc hay những vấn đề tài chính.
Tuy nhiên ít người biết rằng, những việc nhỏ nhặt mà bạn thực hiện mỗi ngày cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của bạn.
Những thói quen về mạng xã hội, thói quen tập thể dục hay thậm chí cách bạn đi cũng có thể khiến bạn hạnh phúc hơn hoặc trở nên tuyệt vọng. Hãy cùng điểm qua những thói quen xấu hàng ngày khiến tinh thần bạn "khóc thét".
1. Thõng vai xuống khi bước đi
Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bạn, nhưng ít người biết rằng, điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Một nghiên cứu được đăng trên tờ Tạp chí về liệu pháp hành vi và thực nghiệm tâm thần đã khẳng định điều này.
Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng khi một người được yêu cầu bước đi với vai thõng xuống, lưng khom và ít cử động tay, họ cảm thấy tồi tệ hơn nhiều những người thẳng lưng, bước đi với sự tự tin.
Hơn nữa, các tình nguyện viên khi đi với đôi vai thõng xuống có xu hướng nhớ về những điều tích cực hơn là các ký ức tốt. Chính vì vậy, hãy bước đi với đầu ngẩng cao và đôi vai thẳng để không chỉ trông tự tin mà thực sự hạnh phúc ở bên trong.
2. Chụp ảnh mọi thứ
Các tín đồ Instragram hãy coi chừng vì tùy tiện chụp hình mọi lúc mọi nơi sẽ ngăn cản việc ghi nhớ các khoảng khắc đặc biệt của bạn.
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Khoa học tâm lý đã thực hiện một thử nghiệm như sau: các tình nguyện viên được dẫn đi tham quan một viện bảo tàng, quan sát và chụp ảnh nhiều thứ.
Sau cùng, họ thú nhận rằng họ cảm thấy khó khăn khi nhớ lại những thứ đã chụp hơn nhiều lần hơn khi chỉ quan sát.
Theo phó giáo sư, chủ tịch của bộ phận tư vấn tâm lý và sức khỏe của Đại học Bastyr ở Kenmore: “Ống kính trở thành tấm màn che trước mắt chúng ta mà ta không nhận ra”.
Chính vì thế bà cho rằng, tận hưởng khung cảnh trước khi chụp ảnh nó là phương thuốc tốt cho tinh thần của bạn.
3. Để mặc bản thân bị bắt nạt
Theo thống kê của Viện bắt nạt nơi làm việc của Mỹ, việc bắt nạt không chỉ dừng lại ở trong trường học - có khoảng 54 triệu người lao động, tương ứng với 35% nhân viên tại Mỹ là nạn nhân của tệ nạn này. Hơn 70% số người được hỏi đã chứng kiến việc bắt nạt tại nơi làm việc.
Theo đó, việc chịu đựng bị bắt nạt sẽ khiến cảm xúc của bạn trở nên không ổn định và thậm chí còn khiến việc quay trở lại làm việc khó khăn hơn nhiều.
Đối với những người bị bắt nạt, Viện bắt nạt nơi làm việc khuyên họ nên đầu tiên gặp gỡ bác sĩ về sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Sau đó từng bước tự chấm dứt quá trình chịu đựng của mình, để sống một cách khỏe mạnh hơn.
4. Không tập thể dục
Một nghiên cứu mới của tờ Tâm thần học JAMA cho thấy bạn dễ bị trầm cảm hơn 19% nếu bạn không tập thể dục 3 lần/tuần.
Kết quả này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH London nghiên cứu hơn 11.000 người sinh vào năm 1958 và ghi nhận những dấu hiệu trầm cảm kèm với mức độ hoạt động thể chất.
Theo đó những người ít vận động sẽ thường trầm cảm. Trên thực tế, mỗi khi họ vận động, nguy cơ trầm cảm giảm đến 6%. Chính vì thế hãy năng động lên! Chỉ những hoạt động nhỏ nhặt như đi bộ hoặc leo cầu thang cũng đủ để giữ tâm trí của bạn khỏe mạnh.
5. Chần chừ làm mọi việc
Nếu bạn trì hoãn một công việc vì lo lắng và sợ thất bại, sự chần chừ đó có thể không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn có tác động xấu đến sức khỏe tâm lý.
Lời khuyên đưa ra là trước khi bạn giải quyết một vấn đề, hãy làm gì đó để giảm bớt căng thẳng. Những hoạt động giúp “phân hủy” mối lo âu có thể là nghe nhạc hoặc chạy bộ. Bằng cách này bạn có thể thêm vào công việc của mình một chút niềm vui, thay vì những lo lắng.
6. Thiết lập một mối quan hệ “độc hại”
Có nhiều người bị chìm vào sự lo âu và trầm cảm mà không hề nhận ra nguyên nhân là mối quan hệ họ đang có. Một mối quan hệ độc hại ăn mòn lòng tự trọng của họ.
Những người này bị khống chế bởi suy nghĩ của “nửa còn lại”, khiến họ cho rằng bản thân là kém cỏi hoặc ích kỷ. Điều này dần dần hủy hoại tâm lý họ và kéo họ vào căn bệnh trầm cảm.
Hãy tự mình thoát khỏi nó. Đầu tiên bạn cần nhận thức được những dấu hiệu cho thấy mình bị “bạo hành” về mặt tâm lý. Sau đó hãy tìm đến những bác sỹ chuyên nghiệp hoặc những người thân để giúp bản thân thoát khỏi nó.
7. Sống quá nghiêm túc
Nhiều người coi nặng quá mức những việc cỏn con trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như bạn vấp phải một vật trên đường đi nhưng thay vì nhún vai bỏ qua, bạn lại co rúm người lại vì xấu hổ. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang sống quá nghiêm túc.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích của tiếng cười đối với sức khỏe trong đó bao gồm cả sức khỏe tâm lý. Các nhà tâm lý học đều đã đồng ý rằng, tiếng cười là liều thuốc chữa lo âu và trầm cảm hữu hiệu nhất.
Vì vậy hãy cười lên và đừng đặt nặng những việc nhỏ nhặt, bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều.
8. Thiếu ngủ
Phó giáo sư, tiến sĩ Diedra L.Clay của khoa tư vấn và sức khỏe tâm thần của trường Đại học Bastyr cho biết: “Giấc ngủ tác động đến tất cả".
Trong đó bao gồm tình cảm và khả năng tâm lý, cũng như những chức năng của cơ thể. Ngủ chính là cách mà cơ thể chúng ta nạp lại năng lượng, không có nó cả cơ thể sẽ kém hoạt động hơn. Chính vì thế ngủ đủ là điều kiện tiên quyết để có một tâm lý khỏe mạnh.
9. Không bao giờ ở một mình
Ít người biết rằng ở một mình lại là một điều thiết yếu trong những biện pháp chống lại trầm cảm. Dù chỉ là 10’, 1 tiếng hay là cả một ngày, thời gian dành cho bản thân là tối quan trọng đối với tất cả mọi người.
Nếu không có khoảng thời gian cho bản thân, nỗi lo âu và trầm cảm rất dễ xấu hiện. Vì thế hãy lập thời gian biểu để dành thì giờ cho chính mình, và quan trọng là phải thực hiện được nó.
10. Điện thoại di động
Điện thoại di động ngày nay được liệt vào thứ đồ dùng “bất ly thân” của nhiều người và đó không phải là một điều tốt. Các nhà tâm lý cho biết những thiết bị điện tử thường có xu hướng kích thích quá mức con người.
Nếu chúng luôn để ở chế độ bật, bản thân chúng ta cũng sẽ không được thực sự nghỉ ngơi. Cuối cùng, nó tạo ra những lo âu không đáng có.
Dù khó khăn, hãy cố gắng tạo ra một khoảng thời gian “không công nghệ”, dù chỉ là nửa ngày, mỗi tuần. Đó là lời khuyên của các nhà tâm lý đê sống khỏe mạnh hơn.
11. Làm nhiều việc một lúc
Chúng ta luôn cố gắng trở nên “đa nhiệm”: ăn khi xem tivi, làm bài và nghe nhạc... Nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù chúng ta tin rằng làm nhiều việc một lúc sẽ có hiệu quả hơn, nhưng trên thực tế lại khiến chúng ta căng thẳng hơn. Việc này kéo chúng ta khỏi thế giới xung quanh và gây khó khăn trong giao tiếp hiệu quả.
Giải pháp thực sự rất đơn giản, hãy tắt hết những thứ gây sao nhãng và tập trung vào một việc duy nhất. Điều này cho phép não của bạn xử lý một cách tốt nhất những tác động bên ngoài lên cơ thể theo thời gian thực. Nó là một điều tốt cho sức khỏe tâm lý của bạn đấy.
Tham khảo: HuffingtonPost