Những tòa nhà phỏng sinh học kì vĩ
Các công trình kiến trúc xây dựng trên thế giới đang đi theo một xu hướng phỏng sinh học nhằm tạo ra những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa các tính năng về năng lượng cũng như bảo vệ môi trường.
Những công trình kiến trúc phỏng sinh học được đánh giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỉ tới, tiến một bước gần với một Trái Đất Tự Nhiên.
Chúng là những công trình từ bỏ kiểu dáng xây dựng truyền thống để áp dụng những kiểu dáng phỏng sinh học sử dụng nhiều đường cong có liên quan nhiều đến cấu trúc sinh học và thế giới tự nhiên.
Với sự tính toán về mặt toán học và tự nhiên một cách cực kì phức tạp, các kĩ sư nổi tiếng đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc.
Tòa nhà Anti-Smog, Paris
Tòa nhà Anti-Smog là một trong những dự án của Vincent Callebaut, kĩ sư trẻ người Pháp- người đã tạo ra những cơn sốt thực sự trên toàn thế giới về những công trình phỏng sinh học. Công trình gồm hai phần: Phần trung tâm là Solar Drop-một tòa nhà hình elip được xây dựng trên một đường ray cũ thuộc quận Parisan. Phần mái vòm rộng 250 m2 với các tấm panen quang điện giúp sản xuất điện năng từ ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn được phủ lớp Titan dioxit (TiO2) có nhằm sử dụng các bức xạ tia cực tím để tác động tới các phần tử trong không khí, phá vỡ cấu trúc và nhằm giảm các thành phần gây ô nhiễm trong không khí.
Kiến trúc sư Callebaut miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó, tòa nhà Solar Drop còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.
Phần thứ hai là "Tháp gió". Tháp được xây hình xoắn ốc, xen kẽ giữa các khoảng trồng rau và các tua bia gió trục dọc (VAWT) để tạo ra điện. Cầu thang xoắn ốc đưa du khách lên từ khu bảo tàng ở Solar Drop tới phần nóc khu vườn trên không, từ đây có thể ngắm nhiều cảnh đẹp của Paris.
Tòa nhà Ascent, Cicinnati
Tòa nhà Ascent ở gần cầu Roebling, bang Cincinnati, Mỹ, được xây dựng bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind - người vừa giảnh giải thường Masterplan (giải nhất) trong cuộc thi thiết kế lại Trung tâm thương mại thế giới ở thành phố New York.
Công trình được trao giải thưởng America Property Awards. Tòa nhà được xây với chi phí xấp xỉ 50 triệu USD, nằm bên bờ sông Ohio, hoàn thành vào năm 2008.
Phần mái nhà hình trăng lưỡi liềm được thiết lấy ý tưởng từ môi trường tự nhiên, và cũng giúp cho những vị khách tham quan tòa nhà có tầm nhìn rộng tới toàn cảnh thành phố. Đặc điểm tự nhiên của tòa nhà được chọn để phản ánh được trời và đất của khu vực thành phố.
Ark of the World, Costa Rica
Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng - Greg Lynn, dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng : "kiến trúc giọt nước"- là kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và mọt số biến thể tự nhiên khác của nó, tạo nên các thiếu kế nền tảng kiểu hành của các tòa nhà.
Ark of the world được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một khu nền cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ.
Tòa thị chính London
Tòa thị chính được thiết kế bởi công ty của Norman Foster - người tin rằng, thế giới có thể thay đổi bằng cách thay đổi thiết kế của nơi mà chúng ta sống. Tòa nhà được thiết kế nằm cạnh sông Thames, thuộc khu Southwark của London.
Nó có kiểu dáng hình hành không bình thường, nhằm giảm diện tích bề mặt và tăng cường hiệu quả năng lượng. Có người nói nó giống chiếc mũ của nhân vật Darth Vader- nhân vật trong Star War, hay là một quả trứng méo, mọt gỗ hay là một chiếc mũ bảo hiểm.
Còn với Foster - tác giả của công trình, ông coi nó như một viên ngọc treo bên cạnh dòng sông của thành phố, nhưng mục đích chính khi xây dựng là tòa nhà không ô nhiễm, được xây dựng bằng các vật liệu bền vững.
Trung tâm không gian quốc gia, Leceister, Anh
Trung tâm không gian quốc gia của Anh, được thiết kế bởi kiến trúc sư Nicholas Grimshaw, là một trong những công trình kiến trúc phỏng sinh học đầu tiên được xây dựng trên thế giới.
Nó được thiết kế chủ yếu với loại thép nhẹ, bao gồm một tòa tháp tên lửa nhằm phục vụ cho mục đích chinh phục không gian. Cách thiết kế giúp cho tòa nhà sử dụng ít nhất nguyên vật liệu cho một tòa nhà bề thế và vững chắc.
Tòa nhà Turning Torso, Sweden
Là tòa nhà cao nhất ở xứ Scandinavia, Turning Toso, được thiết kế bởi kiến trúc sư Santiango Calatrava. Hình dáng Turning Torso được lấy ý tưởng từ một tác phẩm điêu khắc của Santiago Calatrava có tên Twisting Torso, theo đó tòa nhà bao gồm 9 khối quay dần từ thấp đến cao sao cho tầng trên cùng quay 1 góc 90° so với tầng thấp nhất.
Cựu giám đốc điều hành của dự án đấu thầu công trình là Johnny Örbäck đã nhìn thấy bức tượng của Calatrava năm 1999 và đề nghị kiến trúc sư này thiết kế tòa nhà với hình dáng tương tự. Công việc xây dựng được bắt đầu năm 2001 và mất 4 năm tòa nhà mới hoàn thành.
Tòa nhà có chiều cao tổng cộng 190 m với 54 tầng lầu. Sau khi hoàn thành đây là tòa nhà cao nhất vùng Scandinavia, và là khu căn hộ cao thứ 2 châu Âu sau Tháp Khải hoàn ở Moskva, Liên bang Nga.
Đây cũng được coi là biểu tượng của thành phố Malmö. Ban đầu, thiết kế của ông bị chỉ trích dữ dội về tính thực tế, cũng như tuổi thọ công trình, nhưng giờ đây, khi công trình được xây dựng thành công, mọi người chỉ còn biết trầm trồ.
Sân bay quốc tế Denver
Là sân bay rộng nhất nước Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới sau sân bay quốc tế King Fahd, sân bay quốc tế Denver tọa lạc tây bắc Denver, Colorado. Kiểu mái vòm của sân bay được phỏng theo vẻ đẹp của dãy núi Rocky, nơi tạc tượng các tổng thống Mỹ.
Tòa nhà Urban Cactus, Rotterdam
Tòa nhà bao gồm 19 tầng, được thiết kế theo một kiểu dáng không có quy luật nào của kiến trúc của không gian ngoài trời. Cụ thể, ánh sáng mặt trời tự nhiên cùng kiểu thiết kế đặc biệt theo kiểu kiến trúc phỏng sinh học một cụm xương rồng.