Những vụ đánh cược nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học

Lịch sử khoa học từng chứng kiến nhiều vụ đánh cược nổi tiếng, từ đó giúp củng cố một số lý thuyết quan trọng.

Sự tồn tại của lỗ đen

Kip Thorne và Stephen Hawking, năm 1975

Các lỗ đen là một trong những dự đoán táo bạo nhất của lý thuyết tương đối tổng quát mà nhà bác học Albert Einstein xây dựng. Lỗ đen là sự tập trung khối lượng lớn tới mức lực hấp dẫn của nó đủ mạnh để không gì có thể thoát ra. Stephen Hawking dành gần như toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu lý thuyết về lỗ đen. Năm 1975, ông gây ngạc nhiên bằng tuyên bố lỗ đen không tồn tại trong thực tế.

Cụ thể, Hawking đánh cược với nhà thiên văn học Kip Thorne rằng nguồn tia X Cygnus X-1 không phải là lỗ đen như mọi người vẫn nghĩ. Thorne không đồng ý và yêu cầu Hawking phải gửi tặng một tạp chí khiêu dâm nếu ông thắng cuộc.

Cuối cùng, Thorne nhận được cuốn tạp chí vào năm 1990, sau khi chứng minh rõ ràng sự tồn tại của hố đen. Hawking vui vẻ thừa nhận thua cuộc bởi chính kết quả nghiên cứu của ông cũng chứng minh các dấu vết của lỗ đen.

Trái Đất tròn

Alfred Russel Wallace và John Hampden năm 1870

Hầu hết mọi người tin rằng Trái Đất có hình tròn. John Hampden đặt cược một khoản tiền rằng ông ta có thể chứng minh điều ngược lại. Alfred Russel Wallace, nổi tiếng với những đóng góp tiên phong cho lý thuyết tiến hóa, chấp nhận đánh cược với Hampden.


Alfred Russel Wallace thắng cược khi cho rằng Trái Đất có hình tròn. (Ảnh: New Scientist).

Hai người thống nhất tiến hành thí nghiệm bao gồm đo chiều cao con sông Old Bedford ở Norfolk, Anh, dài khoảng 10km. Một người quan sát độc lập xác nhận các phép đo cho thấy một sự sụt giảm về khoảng cách, chứng minh độ cong của bề mặt Trái Đất. Hampden từ chối chấp nhận kết quả và không bao giờ trả tiền.

Lỗ đen không thể phá hủy thông tin

John Preskill - Stephen Hawking và Kip Thorne, năm 1997

Năm 1997, Hawking và Thorne lại đánh cược, lần này với đồng nghiệp của Thorne là John Preskill. Một lần nữa chủ đề là lỗ đen. Lần này là câu hỏi hóc búa về việc lỗ đen có thể phá huỷ thông tin hay không.

Hawking và Thorne cho rằng điều đó có thể. Giả thuyết này mâu thuẫn với cơ học lượng tử khi nhận định thông tin không thể được tạo ra hoặc phá hủy. Preskill lại cho rằng các lỗ đen không thể phá hủy thông tin. Ông tin rằng chúng có thể chia nhỏ những thông tin mà chúng nuốt chửng nhưng phá hủy thông tin là điều thuyết tương đối tổng quát không cho phép.

Phần thưởng cho người thắng cuộc là một bộ từ điển bách khoa toàn thư. Hawking chấp nhận thua cược năm 2004 khi ông nói rằng các lập luận về mặt lý thuyết đủ mạnh để thuyết phục thông tin thực sự có thể trốn thoát khỏi lỗ đen. Thorne vẫn không tin, và do đó Hawking tự mua tặng Preskill một bộ bách khoa toàn thư mà không có sự đóng góp của Thorne.

Mặt Trời không gây biến đổi khí hậu

Galina Mashnich - Vladimir Bashkirtsev và James Annan, năm 2005

Khí thải nhà kính của con người chính là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu. Quan điểm này được thừa nhận bởi đa số các nhà khoa học về biến đổi khí hậu. Năm 2005, các nhà vật lý Galina Mashnich và Vladimir Bashkirtsev thuộc Viện Vật lý Mặt Trời ở Irkutsk, Nga đánh cược 10.000 USD với nhà nghiên cứu khí hậu Anh James Annan.

Mashnic và Bashkirtsev cho rằng sự nóng lên toàn cầu có liên quan đến hoạt động của Mặt Trời. Người chiến thắng được xác định sau khi so sánh nhiệt độ bề mặt toàn cầu trung bình khi hoạt động Mặt Trời ít hơn (giữa năm 2012 và năm 2017) với thời điểm Mặt Trời hoạt động nhiều hơn (từ 1998 đến 2003). Nếu nhiệt độ cao hơn, Annan thắng. Ngược lại, vợ chồng Mashnich và Bashkirtsev thắng. Dù chưa hết năm 2017, dữ liệu tổng hợp cho đến thời điểm này chỉ ra phần thắng đang nghiêng về phía Annan.

Siêu đối xứng không tồn tại

Garrett Lisi và Frank Wilczek, năm 2009

Siêu đối xứng mang đến nhiều hy vọng cho các nhà vật lý hạt như một công cụ đa năng của lý thuyết giúp giải quyết nhiều bài toán với "mô hình chuẩn" hiện hành. Nhiều hạt mới mà nó dự đoán để bổ sung cho những gì chúng ta đã biết có thể cung cấp nhận dạng cho vật chất, một loại vật chất có khối lượng vượt xa các vật chất thông thường trong vũ trụ.

Máy gia tốc hạt lớn (LHC) tại CERN gần Geneva, Thụy Sĩ gần đây thu được nhiều bằng chứng về sự tồn tại của thế giới vật chất này. Tuy nhiên, đây sẽ là tin không vui đối với nhà vật lý Garrett Lisi, người trong năm 2009 đã đặt cược 1.000 USD với Frank Wilczek của MIT rằng LHC không thể tìm thấy bằng chứng cho giả thuyết siêu đối xứng trong 6 năm đầu hoạt động. Trong khi đó, Wilczek chấp nhận thua cuộc vào năm ngoái dù ông vẫn tin vật chất tối sẽ sớm xuất hiện.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất