Nơi điều chế dược chất phóng xạ chẩn bệnh hiểm nghèo

Dược chất phóng xạ dùng chẩn đoán khối u bất thường trong não, thận, gan, phổi… được điều chế tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.


Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
đi vào hoạt động từ tháng 3/1984, đặt tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng).


Đường dẫn vào bên trong lò phản ứng hạt nhân. Hiện hơn 90% thời gian hoạt động của lò phản ứng và hơn 80% công suất chiếu xạ được khai thác cho nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ. (Ảnh: Anh Tuấn).


Sơ đồ lò phản ứng hạt nhân. Để phục vụ cho việc điều chế các chất phóng xạ, mỗi tháng lò hoạt động liên tục từ 130 đến 150 giờ.


Các kỹ thuật viên đang theo dõi hệ điều khiển của lò phản ứng để nắm thông số hoạt động của từng bó thanh nhiên liệu.


Khu vực "trái tim" chứa các bó thanh nhiên liệu. Giai đoạn 2005-2013, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã chuyển đổi vùng hoạt của lò phản ứng từ nhiên liệu độ giàu cao 36% sang độ giàu thấp 19,75%.


Tâm lò phản ứng nhìn từ phía trên xuống. Sau khi xảy ra phản ứng, các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng neutron và dùng công nghệ xử lý hóa phóng xạ để thu dược chất và đồng vị phóng xạ.


Cán bộ kỹ thuật điều chế đồng vị phóng xạ I-131. Hiện lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt điều chế gần 20 loại đồng vị và dược chất phóng xạ cung cấp định kỳ cho 23 cơ sở y tế và nghiên cứu ứng dụng trong nước. (Ảnh: Anh Tuấn).


Sản phẩm là đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học, trong đó phần lớn là I-131, P-32, máy phát Tc-99m, Sm -153, Lu -177, Cr-51, Co-60, Ir-192...


Cán bộ kỹ thuật đo độ nhiễm bẩn phóng xạ trước khi ra khỏi lò phản ứng. Theo quy định, tất cả cán bộ làm việc trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, mặc áo, đi giày để đảm bảo không bị nhiễm bẩn phóng xạ cho bản thân và ra môi trường.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất