Nữ phù thủy cuối cùng của nước Anh
Helen có một giác quan thứ 6 đặc biệt nhạy bén. Bà từng tiên đoán Thế chiến thứ nhất kéo dài bao lâu, thậm chí biết trước sự ra đời của cỗ xe tăng đầu tiên trên thế giới.
Cuộc đời "nữ phù thủy" danh tiếng nhất nước Anh thế kỷ 20
Helen Macfarlane chào đời năm 1897 trong một gia đình nghèo khổ ở Perthshire, miền trung Scotland, sau đó sinh trưởng tại miền quê Callander, Stirlingshire.
Năm 1918, Helen mang thai nhưng không ai biết cha đứa trẻ là ai. Bà đã đến định cư tại làng Dundee, sau đó kết hôn với Henry Duncan và có thêm 5 mặt con.
Nhờ khả năng thần giao cách cảm, bà đi khắp đất nước để thực hiện những lễ gọi hồn thần bí làm kinh ngạc cả giới khoa học.
Một cảnh lên đồng của Helen Duncan
Năm 1931, nhà nghiên cứu tâm linh Harry Price đã đích thân mời 2 vợ chồng tới tận Luân Đôn để “kiểm tra tính hư thực của những lời đồn đại”.
Ngày 25/12/1941: trên biển Địa Trung Hải, chiến hạm HMS Barham với sức nặng 29.000 tấn đang đột kích hạm đội Italia thì vấp phải 3 quả ngư lôi hạng nặng của quân đội Đức.
Con tàu khổng lồ bị nhấn chìm trong vài phút, kéo theo sinh mạng của tất thảy 861 binh sĩ xuống biển. Sau thất bại ê chề ở Blitz, chính phủ Anh quyết định giấu nhẹm sự kiện tang thương này. Thậm chí còn vờ gửi thiệp chúc mừng Giáng sinh cho người thân binh sĩ.
Tuy nhiên, vài ngày sau vụ đắm tàu, Helen làm lễ nhập hồn và “gọi” lên được một binh sĩ trên tàu HMS Barham luôn miệng rền rĩ: “Tàu bị đánh chìm”.
Ngay lập tức, cảnh sát đã bà đồng nổi tiếng nhất nước Anh thời ấy. Helen Duncan - với biệt danh phù thủy Hellish Nell - bị đưa ra tòa chiếu theo Chương 4 của Đạo luật Yêu thuật năm 1735.
Phiên xét xử diễn ra nhanh gọn theo đúng mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, bởi hơn ai hết, Helen Duncan là nỗi lo ngại lớn nhất họ phải đề phòng nhằm bảo vệ tính tuyệt mật cho kế hoạch D-Day (cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ vào Vịnh Seine ngày 6/6/1944, với sự trợ giúp của Anh và các nước đồng minh khác).
Trước đó không lâu, giới lãnh đạo đã bí mật theo dõi Duncan sau khi nghe bà phong thanh tiên đoán: 1 tàu chiến của quân đội Anh sẽ bị đánh chìm khi tham chiến - mặc dù tin này đã bị chính phủ ém nhẹm nhằm trấn an gia đình binh lính ở quê nhà.
Rốt cuộc, quan tòa chỉ mất 30 phút để đưa ra bản luận tội. Helen Duncan trở thành người cuối cùng bị kết án “sử dụng yêu thuật” ở nước Anh.
Tin tức nhanh chóng đến tai Bộ Hải quân Anh khiến họ sửng sốt và thận trọng dè chừng. Hai năm sau, tháng Giêng năm 1944, giới lãnh đạo cấp cao quyết định phải “đi trước một bước” nhằm đảm bảo tính tuyệt mật cho kế hoạch D-Days sẽ tiến hành vào tháng 6. Lệnh bắt Helen được thực thi ngay tắp lự.
Ban đầu người ta ngỡ Helen Duncan chỉ chịu án giam trong 9 tháng, nhưng sau đó, các nhà chức trách tiếp tục giam giữ Helen chờ để xử tiếp tại tòa án Old Bailey.
Phiên tòa thứ 2 diễn ra trong 7 ngày. Ngày đó, toàn thể giới ông đồng bà cốt cả nước đã hợp sức bảo vệ Helen, cùng 44 nhân chứng xin thề những lời tiên đoán của bà không lừa dối. Dù vậy, mọi nỗ lực đều thất bại trong vô vọng.
Helen Duncan - nạn nhân cuối cùng trong “cuộc thanh trừng ma thuật” ở nước Anh - đã sống những ngày điên loạn cuối đời trong một bệnh viện ở Nottingham, từ trần vào ngày 6/12/1956.