Nước biển… 20.000 năm tuổi vẫn tồn tại đến tận ngày nay

20.000 trước, cuộc sống trên Trái Đất mát mẻ hơn rất nhiều. Đó là phần cuối của kỷ Băng hà 100.000 năm.

Các nhà khoa học đã từng nghiên cứu giai đoạn này trong lịch sử Trái Đất bằng cách nhìn vào những thứ như hóa thạch san hô và trầm tích đáy biển, nhưng giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu có thể đã tìm thấy một căn cứ mới giúp làm rõ hơn. Đó là một mẫu nước biển có niên đại khó tin đã “20.000 năm tuổi”, được lấy từ một khối đá cổ từ Ấn Độ Dương.


Các nhà khoa học vừa tìm ra nước biển có niên đại 20.000 năm.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này đại diện cho tàn dư trực tiếp đầu tiên của đại dương khi nó xuất hiện trong kỷ Băng hà cuối cùng của Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mẫu nước vô cùng quý hiếm trong khi khoan các lõi trầm tích ra khỏi các mỏ đá vôi dưới nước tạo nên quần đảo Maldives ở Nam Á.

Sau khi kéo ra được từng lõi, nhóm nghiên cứu đã cắt đá như một ống bột và đặt các miếng vào máy ép thủy lực để ép bất kỳ hơi ẩm nào còn sót lại ra khỏi.

Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần của các mẫu nước ép trên tàu, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng nước cực kỳ mặn. Thậm chí mặn hơn nhiều so với nước biển Ấn Độ Dương ngày nay.

Họ đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên đất liền để xem xét các nguyên tố và đồng vị cụ thể tạo nên nước và tất cả các kết quả dường như không phù hợp trong đại dương hiện đại.

Trên thực tế, tất cả mọi thứ về các mẫu nước này đều chỉ ra rằng chúng đến từ thời đại dương mặn hơn, lạnh hơn và được khử trùng bằng clo nhiều hơn.

"Từ tất cả các chỉ dẫn, có vẻ khá rõ ràng chúng ta hiện có một mảnh ghép thực sự của đại dương 20.000 năm tuổi", tác giả nghiên cứu chính Clara Blättler đến từ Đại học Chicago cho biết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất