Nước biển ấm lên đe dọa các loài sinh vật biển có vỏ vì chúng bị kẹt ở vùng nước ấm
Nhiều loài có thể sẽ biến mất nếu như nhiệt độ toàn cầu tiếp tục ấm lên và môi trường sống của chúng bị thay đổi đột ngột. Và điều này tác động sâu rộng ở cả trên đất liền lẫn dưới biển.
Các nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Rutgers đã tiến hành phân tích dữ liệu hơn nửa thế kỷ qua về động vật có vỏ sống dưới đáy đại dương đã phát hiện ra bằng chứng về một vòng lặp hủy diệt. Trong đó các sinh vật biển đang bị mắc kẹt trong các khu vực dần ấm lên có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Dữ liệu thống kê cũng phần nào phản án sự di cư của các loài sinh vật biển.
Nước biển ấm lên khiến một số loài động vật có vỏ "di cư sai đường".
Nhiều sinh vật sẽ phản ứng với việc vùng nước chúng sinh sống dần ấm lên bằng cách di cư tới các vùng nước mát hơn để sinh sống. Nhưng các nhà khoa học cũng phát hiện thấy một số loài dường như làm ngược lại và họ gọi hiện tượng đó là "di cư sai đường". Những loài này bao gồm sò điệp, vẹm xanh, trai biển,...
Đây đều là những loài động vật có vỏ sở hữu quần thể lớn trên thế giới hiện nay. Nhưng qua dữ liệu thu thập suốt 6 thập kỷ qua về hơn 50 loài có vỏ đang sống ở bờ biển đông bắc nước Mỹ cho thấy, khoảng 80% các loài được nghiên cứu không còn được tìm thấy trong môi trường sống truyền thống nữa. Thay vào đó, chúng chuyển sang sống ở các vùng nước nông và ấm hơn.
Heidi Fuchs, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Những vùng nước sâu hơn, lạnh hơn ở thềm ngoài lục địa sẽ tạo ra nơi ẩn náu cho các loài sinh vật thoát khỏi sự ấm lên của nước biển. Vì vậy thật khó hiểu là các loài lại đang phân bố ở các vùng nước nông hơn".
Nước biển ấm lên đang khiến những loài này sinh sản sớm hơn.
Theo các nhà khoa học, nước biển ấm lên đang khiến những loài này sinh sản sớm hơn vào mùa xuân và mùa hè. Đây là nguyên nhân khiến ấu trùng phải tiếp xúc với các dòng chảy và hướng gió mà chúng hiếm khi phải trải qua, dẫn tới việc đưa những con ấu trùng yếu dạt vào những khu vực mà chúng ít khi cư trú.
Khi ở đó, chúng ít có khả năng sống sót hơn. Còn những con sống sót và đến tuổi trưởng thành sẽ tiếp tục trở thành một phần của vòng lặp hủy diệt. Khi sống ở những vùng nước ấm hơn này, chúng sẽ sinh sản sớm hơn và chu kỳ sau đó lặp lại.
Mặc dù nghiên cứu này chỉ xem xét các động vật không xương sống ở một địa điểm. Nhưng phát hiện này phù hợp với xu hướng quan sát được ở các loài động vật khác có môi trường sống đang chịu tác động bởi biến đổi khí hậu.
Đôi khi nó được gọi là hiện tượng "thang máy dẫn đến sự tuyệt chủng". Hiện tượng này được mô tả khi các loài động vật như chim và bướm ngày càng bay lên các vùng có vĩ độ cao để thoát khỏi nhiệt độ ngày càng tăng ở dưới đồng bằng cho đến khi chúng ta không còn tìm thấy chúng ở những khu vực trước đây nữa.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change mới đây.
- Robot AI: "Tôi không có ý định giết sạch loài người"
- Không ngờ giới nhà giàu thời cổ đại chi tiền cho những món đồ "khủng" cỡ này
- Nhặt được cục gỗ lạ, chàng trai bất ngờ trở thành tỷ phú