Nước trên Mặt Trăng có thể ảnh hưởng tới kính viễn vọng
Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng bề mặt của Mặt Trăng hoàn toàn khô. Nhưng giả thuyết này đã thay đổi vào năm 2009 khi các dữ liệu quan sát từ tàu vũ trụ của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy những bằng chứng về sự tồn tại của nước trên Mặt Trăng và hàng triệu tấn băng ở 2 cực của vệ tinh này.
Mới đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc cho thấy rằng những phân tử nước trên Mặt Trăng khi bốc hơi có thể làm nhiễu tín hiệu của các kính viễn vọng của Trung Quốc dự định sẽ được lắp đặt trên Mặt Trăng.
“Năm ngoái, các nhà khoa học đã phát hiện ra những phân tử nước tồn tại trên Mặt Trăng”, tiến sĩ Zhao Hua, một nhà thiên văn học thuộc Viện khoa học Trung Quốc, nói. “Tuy nhiên, tia cực tím của Mặt Trời có thể tách các phân tử nước trong quá trình bốc hơi thành Hyđrô và hydroxyl".
Các nhà nghiên phát hiện ra rằng những phân tử hydroxyl - được cấu thành từ một nguyên tử hydro và oxy – với nồng độ cao trên Mặt Trăng có thể làm gián đoạn hay méo tín hiệu của các kính viễn vọng trên bề mặt của Mặt Trăng.
"Tại những bước sóng tia cực tím nhất định, các phân tử hydroxyl trên Mặt trăng sẽ tán xạ. Quá trình tán xạ này sẽ làm ảnh hưởng tới những quan sát của kính viễn vọng trong thời gian trời nắng”, tiến sĩ Zhao Hua cho biết.
Ý tưởng xây dựng kính viễn vọng trên Mặt Trăng được đưa ra thảo luận từ khi Cơ quan vũ trụ Mỹ và Nga hợp tác đưa người lên Mặt Trăng. Bởi vì các nhà khoa học cho rằng việc kính viễn vọng xây dựng trên Mặt Trăng có một số ưu điểm hơn so với xây dựng kính viễn vọng trên Trái Đất, như bầu trời không có mây và ít bị ảnh hưởng bởi các đoạt động địa chấn.