Nước vẫn nằm bên dưới bề mặt sao Hỏa?

Nghiên cứu mới về thiên thạch đã tiết lộ nguyên nhân tại sao nước biến mất khỏi bề mặt sao Hỏa.

>>> Nước vẫn còn chảy trên sao Hỏa?

Phần lớn khối lượng nước đã bốc hơi vào không gian trong vòng nửa tỉ năm đầu tiên của hành tinh đỏ, trong khi số còn lại hóa thành băng và có thể đã hình thành những hồ chứa băng nằm sâu bên dưới bề mặt sao Hỏa.


Quang cảnh trên bề mặt sao Hỏa - (Ảnh: Reuters)

“Nghiên cứu mới giờ đây đã củng cố giả thuyết cho rằng có những khối lượng lớn băng vẫn nằm lẩn khuất đâu đó trên hành tinh này”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm Hiroyuki Kurokawa của Đại học Nagoya (Nhật Bản).

Theo các nhà khoa học, hầu hết nước trên sao Hỏa có thể đều thoát đi hết do trọng lực của hành tinh không đủ giữ chúng trong khí quyển.

Theo thời gian, nước trên sao Hỏa bốc hơi hết và tản mát vào không gian.

Để tính toán ra kết quả này, các nhà nghiên cứu phân tích 3 thiên thạch có niên đại khác nhau, lần lượt từ 4,5 tỉ năm trước, đến 4,1 tỉ năm, và từ 170 đến 180 triệu năm.

Họ tạo ra dòng thời gian hiển thị quá trình sao Hỏa mất nước. Kết quả cho thấy hành tinh đỏ có thể mất nước nhiều nhất trong giai đoạn từ 4,5 đến 4,1 tỉ năm trước.

“Ắt hẳn vẫn còn rất nhiều nước trên sao Hỏa ngày nay”, theo chuyên gia Kurokawa dẫn báo cáo sẽ xuất hiện trên chuyên san Earth and Planetary Science Letters.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất