Nút giao "hot" nhất Hà Nội: Hàng bàng lá nhỏ xanh mơn mởn, đẹp "tựa châu Âu"
Vài ngày qua, hàng cây bàng lá nhỏ xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống tại nút giao Quốc lộ 5 lối lên Quốc lộ 1 đi Bắc Ninh – Bắc Giang đang tạo nên khung cảnh mới lạ, thu hút sự chú ý của người dân Thủ đô.
Anh Trương Vị – một phóng viên ảnh yêu Hà Nội là một trong những người đầu tiên chụp ảnh đoạn đường này và chia sẻ trên mạng xã hội. Hình ảnh tuyến đường xanh mướt, hàng cây thẳng tắp khiến nhiều người khen ngợi “đẹp tựa châu Âu”.
“Tôi lang thang khắp thành phố để ghi lại hình ảnh về những con đường trồng bàng lá nhỏ suốt 2 tuần qua. Đoạn đường tại nút giao Quốc lộ 5 và con đường ven sông Tô Lịch, đoạn sát đường Bưởi – Hoàng Quốc Việt là hai địa điểm khiến tôi ấn tượng nhất. Những cây bàng ở đây trồng thành hàng thẳng tắp, tán xòe ra tròn vo, vươn lên trời xanh, rất đẹp”, anh Trương Vị chia sẻ.
Những hàng cây với lá nhỏ, tán lá được chia theo từng tầng lớp giống như bàn tay xòe ra đón lấy gió trời, tạo nên vẻ đẹp đầy thơ mộng
Theo anh Vị dù là nút giao thông đông đúc nhưng nhờ hệ thống cây xanh, khu vực này thoáng mát, dễ chịu, khác hẳn sự bí bách ở nội thành
Hiện những bức ảnh của anh Vị đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và nhận được hàng trăm ngàn lượt yêu thích
“Những bức ảnh đẹp khiến nhiều người chú ý, tò mò muốn tới chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng với những đoạn đường giao thông, du khách nên hạn chế tụ tập quá đông, tuyệt đối chú ý đảm bảo an toàn giao thông cho chính mình và mọi người. Tuyệt đối không nên đứng hay ngồi giữa đường… chỉ để có tấm ảnh độc, lạ”, anh Vị chia sẻ.
Thời điểm này, bàng lá nhỏ đang phủ xanh nhiều tuyến đường nội thành Hà Nội như: Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Phong Sắc, Trần Thái Tông…
Đoạn đường ven sông Tô Lịch, nằm gần đường Bưởi – Hoàng Quốc Việt thu hút du khách tới chụp ảnh trong tuần qua (Ảnh: Quang Minh)
- Thái Bình những ngày giữa tháng 3: Xốn xang nhành hoa gạo vào mùa trổ rực
- Hình ảnh Sa Pa xưa những năm đầu hình thành du lịch do người Pháp chụp
- Chân dung "Trái đất α-Cen" sống được, cách chúng ta chỉ 4,37 năm ánh sáng