Phát hiện bầy đàn "siêu kiến", tổ trải dài tới 38km

Một cuộc khảo sát tính đa dạng sinh học được tiến hành tại một khu vực rừng của Ethiopia đã cho ta những kết quả bất ngờ, những kết quả có thể tạo nên một trật tự côn trùng mới trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng loài kiến Lepisiota canescen mang trong mình những dấu hiệu có thể thành lập nên một hình thái bầy đàn khổng lồ.

Trên Trái Đất này, chỉ có duy nhất 20 loài vật thực hiện hình thái này và các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng loài kiến này nói riêng và toàn bộ các loài kiến nói chung đã và đang trở thành một giống loài xâm lấn ở khắp nơi trên thế giới.

Hình thái bầy đàn khổng lồ - Siêu bầy đàn này là những bầy đàn sinh vật không chỉ gói gọn trong một tổ lớn, mà chúng phát triển thành một tổ chức khổng lồ có quy mô trải rộng nhiều kilomet.

Khả năng phát triển không bị kiềm chế này khiến cho một bầy đàn khổng lồ như vậy trở nên rất nguy hiểm. Trong nghiên cứu tại Ethiopia, các nhà khoa học tìm thấy nhiều siêu bầy đàn kiến L. canescen như vậy và đàn lớn nhất có tổ trải dài 38km.

Những phân tích hiển vi về loài kiến này cho thấy chúng có rất nhiều điểm chung với một siêu bầy đàn. Hiện tại, đây là những siêu bầy đàn kiến lớn nhất tại địa phương từng được ghi lại.


Loài kiến Lepisiota canescen.

Các yếu tố khác được tìm ra như cách làm tổ và mở rộng địa bàn, cách kiếm mồi và sử dụng lương thực, đều chỉ ra rằng đây là tính chất thuộc một giống loài xâm lấn.

Một số loài khác thuộc giống Lepisiota này cũng đã được cảnh báo tại nhiều vùng miền trên thế giới về mức độ xâm lược và tàn phá của chúng.

Một trong số các sự kiện đáng chủ ý là tại Công viên Quốc gia Kruger tại Nam Phi, nơi đó giống loài này đã khiến cho Cảng Darwin phải đóng cửa trong vài ngày.

"Loài kiến chúng tôi tìm thấy tại Ethiopia có tiềm năng rất lớn để trở thành một giống loài xâm lược mang quy mô toàn cầu", nhà nghiên cứu Magdalena Sorger chia sẻ mỗi lo ngại. Hiện bà cùng một số nhà khoa học khác thuộc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina đang nghiên cứu về tập tính loài sinh vật này.


Loài kiến này có tiềm năng rất lớn để trở thành một giống loài xâm lược mang quy mô toàn cầu.

Theo bà, nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn bởi hai lý do sau:

Đầu tiên, hình thái siêu bầy đàn này ở loài kiến cực kì hiếm, chỉ có 20 loài sinh sống như vậy trên Trái Đất này.

Thứ hai là, những loài khác cũng thuộc giống Lepisiota cũng đã gây nên tình trạng phá hoại ở nhiều nơi trên thế giới. Tệ hơn là chúng đang lan ra với tốc độ chóng mặt.

Và đây có thể mới chỉ là sự bắt đầu của cuộc xâm lấn lớn này. Đó là những gì trưởng ban nghiên cứu Sorger nhận định.

Thông thường, loài động vật xâm lược này đi theo con người từ vùng này sang vùng khác, trú ẩn trong hành lý hoặc thực phẩm được vận chuyển và phân phát đi nhiều nơi. Hiện tại, cách ngăn chặn chúng phát tán sang các khu vực khác chưa được nghiên cứu.


Khu vực rừng tại Ethiopia này có thể là điểm xuất phát của một giống loài lớn, có khả năng xâm lược các vùng khác rất cao.

Nhà khoa học Sorger tin rằng khu vực rừng tại Ethiopia này có thể là điểm xuất phát của một giống loài lớn, có khả năng xâm lược các vùng khác rất cao. "Rất hiếm khi ta có được cơ hội nghiên cứ những thông tin của một giống loài trước khi chúng tiến hành xâm lấn", Sorger nói.

Đây là một cơ hội hiếm có và những nghiên cứu hôm nay sẽ là tiền đề để tìm ra một giải pháp xử lý, nếu như mọi việc vượt tầm kiểm soát.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất