Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy
Giới thiên văn học phát hiện cặp siêu hố đen gần Trái đất nhất từ trước tới nay, có điều cặp đôi này đang trên bờ vực va chạm.
Hai hố đen cách Trái đất 89 triệu năm ánh sáng, nằm trong thiên hà NGC 7727 đang chuyển động lại phía nhau và cuối cùng sẽ sáp nhập thành hố đen khổng lồ. Chúng cách nhau 1.600 năm ánh sáng.
Cặp hố đen cách Trái đất 89 triệu năm ánh sáng. (Ảnh: ESO).
Lần ghép đôi của cặp hố đen siêu lớn khác gần nhất mà các khoa thiên văn học phát hiện cách hành tinh của chúng ta 470 triệu năm ánh sáng.
"Một trong hai hố đen là trung tâm của thiên hà trong khi hố đen thứ hai lệch khỏi trung tâm đôi chút. Chúng tôi chưa từng tìm thấy cặp hố đen nào ở khoảng cách gần như vậy", bà Voggel cho hay.
Voggel và các cộng sự xác định khối lượng của 2 hố đen bằng cách xem lực hấp dẫn của chúng ảnh hưởng thế nào đến cách các ngôi sao xung quanh chúng.
Theo đó, hai hố đen lần lượt nặng gấp 154, 6,3 triệu lần mặt trời, tức là đều lớn hơn rất nhiều so với Sgr A* - siêu hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà.
Voggel cho biết phát hiện mới đây hết sức quan trọng vì mặc dù cặp đôi trên không va chạm và hợp nhất trong vòng 250 triệu năm nữa, nó mang tới cơ hội nghiên cứu hệ thống này.
Nó cũng có thể giúp giải quyết thắc mắc của các nhà thiên văn học về cách các lỗ đen siêu lớn phát triển đến kích thước khủng khiếp như vậy. “Chúng tôi vẫn chưa hiểu cách các lỗ đen phát triển khối lượng của chúng. Một trong các cách có thể là thông qua sự hợp nhất với các lỗ đen siêu lớn từ các thiên hà khác", Voggel cho hay.
- Lũ chuột này đã học chơi game Doom vì tương lai tươi sáng hơn cho đồng loại
- Lịch sử của Uranium và năng lượng hạt nhân
- Kính viễn vọng Hubble ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Prawn hình thành sao