Phát hiện chấn động giới khoa học về loài cá mặt trăng kỳ lạ

Theo bài viết mới được đăng tải trên tạp chí Science, cá Opah, hay còn được gọi là cá Mặt trăng, chính là loài cá đầu tiên đã phát triển đầy đủ các thích ứng qua hệ tuần hoàn với máu nóng, qua đó giúp chúng có thể sống sót ở dưới tầng nước cực sâu của đại dương.

Phát hiện mới về loài cá mặt trăng kỳ lạ gây chấn động giới khoa học

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan quản lý đại dương và bầu khí quyển Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ cơ thể trung bình của cá Opah là từ 4-5 độ C.


Một con cá Opah. (Nguồn: Reuters)

Trong khi các loài cá ngừ hay cá mập chỉ có thể làm ấm một số vùng trên cơ thể như não, mắt hay các cặp cơ trong thời gian ngắn khi tìm kiếm thức ăn ở những vùng nước sâu thì cá Opah lại có khả năng làm ấm cơ thể một cách nhanh chóng.

Bộ trao đổi nhiệt ngược dòng cho phép cá Opah duy trì nhiệt độ cơ thể khi vào những dòng nước lạnh. Chúng có thể đuổi bắt mồi trong một quãng đường dài.

Cá Opah tạo ra nhiệt thông qua tiếng vỗ liên tục của vây ngực.

Trước đó, các nhà khoa học cho rằng chỉ có chim và các loài động vật có vú mới có khả năng làm nóng cơ thể để tồn tại trong điều kiện giá rét. Còn các loài bò sát, động vật thân mềm hay hầu hết các loại cá đều bị xếp vào dạng "máu lạnh."

Do đó, phát hiện mới về loài cá Mặt trăng được coi là một phát hiện chấn động giới khoa học, có thể mở ra nhiều cánh cửa mới trong nghiên cứu về động vật biển./.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất