Phát hiện chất nổ ở khoảng cách xa xuyên qua vật cản
Trong thực tế, các chất nổ rất khó nhận biết đặc biệt là khi được chứa trong các thùng hay những nơi bình thường không có gì nổi bật. Điều đó có nghĩa là để phân tích được chúng thì sẽ phải chấp nhận rủi ro nguy hiểm đến tính mạng khi kiểm tra chất nổ trực tiếp. Các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Vien đã phát triển một phương pháp sử dụng ánh sáng laze cho phép phát hiện các chất nổ trong khoảng các 100m, kể cả khi chất nổ được chứa trong các container.
Cũng giống như hệ thống được phát minh tại Đại học Michigan, Công nghệ được phát triển tại TU Vienna dựa trên quang phổ học trong đó các phân tử được xác minh dưới ánh sáng laze và quang phổ của chúng sẽ giúp định dạng nên các phân tử hóa học. Theo giáo sư Bernhard Lendl, chỉ có một vài triệu photon tạo nên quá trình tán xạ Raman và các hạt phân tán của ánh sáng được phân tán thống nhất theo nhiều hướng trong đó chỉ có một số ít quay trở lại máy dò.
Bằng cách sử dụng một kính thiên văn có hiệu suất cao và thiết bị dò ánh sáng cực kỳ nhạy cảm, TU Vienna có thể trích xuất thông tin nhiều nhất có thể từ một tín hiệu rất yếu, cho phép các mẫu được phân tích từ xa. Khi thử nghiệm với các chất nổ như TNT, ANFO, RDX, phương pháp mới đã có thể phát hiện ra chúng ở khoảng cách 100m. Ngoài ra, đối với việc phân tích qua các vật cản như container, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thủ thuật hình học đơn giản, các tia laze tiếp xúc với vật chứa trên một diện tích nhỏ, tập trung, tín hiệu ánh sáng sẽ đi xuyên qua nó sau đó được phóng đại trên diện rộng khi qua vật chứa, nhờ đó giúp xác minh chất nổ.
Hệ thống ứng dụng sẽ rất thích hợp để sử dụng phát hiện chất nổ tại sân bay cũng như trong quân đội, ngoài ra các nhà nghiên cứu tại TU Vienna cũng nói rằng phương pháp này có thể sử dụng để nghiên cứu địa lý như núi băng trôi.