Phát hiện dấu chân sinh vật kì lạ cách đây 310 triệu năm

Nhà địa chất học của Đại học Nevada Las Vegas, Stephen Rowland, đã có một phát hiện bất ngờ về dấu chân của một sinh vật được cho giống bò sát xuất hiện cách đây tới 310 triệu năm.

28 dấu chân được tìm thấy tại Vườn quốc gia Grand Canyon, tiểu bang Arizona, Mỹ, của một loài vật chưa được biết đến trước đây đang khiến giới nghiên cứu sửng sốt vì các dấu chân này còn lâu đời hơn thời kỳ thống trị của khủng long.


Hoá thạch có dấu chân loài sinh vật kì lạ có niên đại 310 triệu năm tuổi mới được phát hiện tại Mỹ.

Với những gì có được, nhà địa chất học Stephen Rowland cho rằng có khả năng đó là dấu chân một loài bò sát lâu đời nhất từng được tìm thấy.

"Có lẽ đây là dấu chân của những con bò sát xuất hiện sớm nhất trên Trái đất. Qua những dấu chân cho thấy con vật đang di chuyển trong một cơn gió rất mạnh thổi nó nghiêng sang một bên", Stephen Rowland cho biết.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng đó là dấu chân của một cuộc chiến với động vật khác hoặc hai con vật đang thực hiện việc giao phối.

Hiện tại, Stephen Rowland kết hợp cùng các nhà nghiên cứu khác vẫn đang cân nhắc để đưa ra các giả thuyết chính xác nhất có thể về bộ dấu chân hóa thạch mới được phát hiện này. Nếu xác định được chính xác thì đây sẽ là một trong những phát hiện vô cùng giá trị.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất