Phát hiện dấu chân tiết lộ cuộc sống con người cách đây 300.000 năm
Theo Science Alert, những dấu chân cách đây 300.000 năm của người Heidelberg cổ đại cho thấy họ từng sống ở quanh các bờ hồ và sông có vùng nước nông.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những ví dụ về dấu chân của con người ở Đức. Trải dài khoảng 300.000 năm trước, các nhà nghiên cứu cho rằng những dấu chân này không phải do Homo sapiens (người tinh khôn) tạo ra mà chúng được hình thành bởi người Heidelberg cổ đại đã tuyệt chủng (Homo heidelbergensis).
Một trong những dấu chân được mô tả trong nghiên cứu. (Ảnh: Senckenberg).
Ý nghĩa của việc khám phá ra dấu chân người
Những ấn tượng nêu trên cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sinh động về cách sống của con người sơ khai. Ngoài ra, chúng cũng được phát hiện cùng lúc với dấu chân động vật tại địa điểm thời kỳ đồ đá cũ Schöningen ở Lower Saxony (phía tây bắc nước Đức).
Homo heidelbergensis là những thợ săn tài ba và tổ tiên của họ thậm chí còn xa xưa hơn cả người Neanderthal. Trên thực tế, họ được coi là tổ tiên chung cuối cùng của người Neanderthal và con người ngày nay.
"Lần đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành một cuộc nghiên cứu chi tiết về dấu chân hóa thạch từ hai địa điểm ở Schöningen", nhà khảo cổ học Flavio Altamura từ Đại học Tübingen ở Đức nói.
Ông Altamura cho biết những dấu vết này cùng với thông tin từ các phân tích trầm tích, khảo cổ học, cổ sinh vật học và cổ thực vật học đã cung cấp những hiểu biết sâu rộng về môi trường cổ sinh và các loài động vật có vú từng sống ở khu vực này.
Dựa trên nghiên cứu và sự xem xét từ các lớp trầm tích đến xương được bảo tồn tại địa điểm, các nhà khoa học nhận định đây từng là một hồ nước được bao quanh bởi cảnh quan tươi tốt với nhiều hàng cây bạch dương, cây thông và cỏ.
Chỉ 3 dấu chân Homo heidelbergensis được xác định, điều này không giúp các nhà nghiên cứu quá nhiều. Tuy nhiên, bằng cách so sánh với quan sát trong các nghiên cứu khác, nhóm ước tính rằng 3 dấu chân bị bỏ lại này là một người lớn và hai trẻ vị thành niên, khả năng cao đây là một chuyến đi chơi của gia đình. Môi trường xung quanh có nhiều bằng chứng cho thấy voi, tê giác và động vật guốc chẵn thường xuyên lui tới hồ, tất cả đều sử dụng nước để tắm rửa hoặc uống.
"Tùy theo mùa, cây cối, trái cây, lá, chồi và nấm sẽ xuất hiện quanh hồ. Những phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng loài người đã tuyệt chủng từng sống ở bờ hồ hoặc sông có vùng nước nông. Điều này tương tự như các địa điểm khác ở thời kỳ Hạ và Trung Pleistocen có dấu chân người", ông Altamura nói.
Cảnh sinh sống của người Heidelberg được mô phỏng lại. (Ảnh: Benoît Clarys).
Mở ra tiềm năng về công nghệ học
Theo các nhà khoa học, dưới lớp trầm tích tại địa điểm này cũng có một số lượng lớn công cụ bằng gỗ được bảo quản tốt, nó cung cấp thêm thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của tổ tiên loài người Heidelberg cổ đại. Khó để chắc chắn những công cụ này sẽ được sử dụng trong 300.000 năm sau, nhưng chúng có thể dùng để săn bắn, thu hoạch hoặc xây dựng.
Ngoài ra, tại nơi nghiên cứu còn có bằng chứng về loài voi đã tuyệt chủng Palaeoloxodon antiquus. Loài voi này có thể cao tới 4,2 m và nặng 13 tấn. Bên cạnh đó, một dấu chân tê giác, loại đầu tiên được tìm thấy ở châu Âu, cũng được xác định.
Những phát hiện nêu trên là một kho báu ở khu vực vốn nổi tiếng với việc bảo tồn lịch sử loài người cổ đại. Nó cho thấy tiềm năng của công nghệ học, nghiên cứu về dấu vết để lại từ dấu chân người đến hang động vật.
"Công nghệ học đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tái tạo bức tranh môi trường, sinh thái và khảo cổ học. Nó có độ phân giải cao về các địa điểm thời tiền sử, đặc biệt là khi được đưa vào như một phương pháp tiếp cận đa ngành", các nhà nghiên cứu viết trong bài báo đã xuất bản trên tạp chí Quaternary Science Reviews.
- Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa
- Phát hiện những dấu chân hoàn hảo cực hiếm của người cổ đại 14.000 năm trước
- Dấu chân người cổ đại Bắc Mỹ được tìm thấy ở tiểu bang New Mexico