Phát hiện dấu chân voi cổ đại

Những dấu chân voi cổ nhất thế giới vừa được phát hiện ở sa mạc Ả rập có niên đại 7 triệu năm tuổi. Đặc biệt hơn, những dấu chân voi thời tiền sử này là của khoảng 13 “cụ tổ voi” có 4 ngà.

>>> Thú nhỏ như chuột có thể to bằng voi sau 24 triệu thế hệ

Đây được coi là bằng chứng trực tiếp sớm nhất về tổ tiên của những con voi hiện đại sống hiện nay và là bằng chứng cổ nhất của một con voi bầy đàn. Vị trí phát hiện dấu chân voi cổ đại ở Mleisa 1 thuộc địa phận Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Vùng này được coi là nơi đa dạng động vật nhất bao gồm: voi, linh dương, hươu cao cổ, lợn rừng, khỉ, đà điểu…

Những dấu chân này bao phủ một khu vực có diện tích 5 ha. Diện tích này tương đương với một sân bóng đá dành cho 9 người ở Mỹ.


Tìm thấy dấu chân hóa thạch của “cụ tổ voi” 7 triệu năm tuổi ở Ả rập. (Ảnh: Livescience)

Nhà nghiên cứu về cổ sinh vật có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Berlin, Faysal Bibi nói: “Về cơ bản đây là dấu vết hóa thạch độc nhất vô nhị, hiếm có được lưu lại để chúng ta nhìn thấy cách sống của loài động vật này”.

Phân tích về dấu chân voi cho thấy, chúng sống thành bầy đàn ít nhất 13 con voi có hình dáng và độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, họ còn phát hiện những dấu vết của một con voi đực đi đường khác và tách khỏi bầy của chúng. Những bằng chứng này cho thấy voi cổ đại có những hành động sống thành bầy đàn và tách đàn giống voi ngày nay.

Các nhà khoa học đã xuất bản nghiên cứu này trên tờ Biology Letters.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất