Phát hiện đầu lâu ma ca rồng thời trung cổ

Theo một nhà khảo cổ học người Italy chỉ đạo cuộc khai quật, mới đây họ đã phát hiện phần còn sót lại của một con ma cà rồng thời trung cổ trong một cái xác của nạn nhân mang bệnh dịch vào thế kỷ 16.

Thi thể của người phụ nữ nằm trong ngôi mộ lớn trên đảo Lazzaretto Nuovo thuộc thành phố Venice. Theo nhà nhân chủng học Matteo Borrini thuộc Đại học Florence, ngờ rằng người này là ma cà rồng, người dân tin rằng lúc đó những kẻ đào mộ đã nhét viên gạch vào cái sọ để ngăn con ma không nuốt vải liệm và lây nhiễm bệnh cho người khác.

Vào thời chưa có sự xuất hiện của khoa học y học, ma cà rồng chỉ là một trong rất nhiều lời giải thích cho sự lan tràn của bệnh dịch tại Venice vào năm 1576, căn bệnh tràn lan khắp thành phố và đã lấy đi sinh mạng của 50.000 người.

Tuy nhiên thành phố kênh đào nổi tiếng của Italy lại không hẳn là nơi bị ác quỷ Draculas thời trung cổ giày xéo.

Theo Borrini, với hàng trăm người dân Venice bỏ mạng mỗi ngày, những người đào mộ có vẻ như đã hiểu sai về những thi thể đang ở các giai đoạn phân hủy khác nhau mà họ nhìn thấy khi mở những ngôi mộ còn mới.

Trả lời LiveScience, Borrini cho biết: “Các giai đoạn biến thi thể thành bộ xương được biết đến rất ít bởi chúng xảy ra trong mộ. Các ngôi mộ thường được mở ra sau nhiều năm khi thi thể đã hoàn toàn biến thành xương”.



Sự mê tín về ma cà rồng chính là đặc điểm của văn hóa Châu Âu khi mà bệnh dịch hạch tái xuất hiện trên lục địa lác đác kéo dài vào cuối những năm 1500. Theo các nhà sử học, hình ảnh cổ về ma cà rồng hút máu bất tử có lẽ bắt nguồn từ miền đông Châu Âu và đã lan về phía tây, biến hóa và thay đổi dựa trên niềm tin của những nơi người dân địa phương tại nơi mà chúng lan truyền đến.

Chính sự không hiểu biết về các giai đoạn tự nhiên của quá trình phân hủy thi thể đã mang lại sức sống cho truyền thuyết về ma cà rồng, những tài liệu lịch sử về ma cà rồng cũng lặp đi lặp lại về những cái thi thể được chôn có bề ngoài kỳ dị.

Borrini cho biết: “Có những đặc điểm luôn xuất hiện trong các báo cáo về khai quật mộ ma cà rồng (thường được viết vào thế kỷ 17 và 18 do những người hay đi lễ nhà thờ và những người trí thức viết, một số thậm chí còn là tác phẩm của các nhà khoa học) ví dụ như: thi thể không thối rữa, chi mềm dẻo, da mềm và căng, móng tay và râu được thay mới”. Vào thời điểm đó người ta cho rằng chết có nghĩa là thi thể phải cứng và lạnh, hoặc là phải có xương trắng bạc (xương khô), do đó bất cứ bằng chứng nào ngược lại đều được cho là đáng lo ngại khi những thi thể đó được khai quật để xét nghiệm.



Một hiện tượng xảy ra trong quá trình phân hủy là phần bụng trương lên, theo Borrini, đây dường như chính là điều làm những người đào mộ tại Venice lo sợ. Khi chúng ta chết, cơ thể giải phóng ra vô số các loại khí vi khuẩn khiến thi thể trương lên vì dịch lỏng, thường chỉ vài ngày sau khi chết nếu không áp dụng bất cứ biện pháp bảo quản bảo vệ nào trong quan tài.

Borrini nói: “Trong giai đoạn này, sự thối rữa đường tiêu hóa cũng như vải lót tạo ra một thứ dịch lỏng tối màu, nó chảy ra từ mũi và miệng và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với máu”.

Nếu người phụ nữ ma cà rồng nói trên tuôn máu ra từ miệng, chất dịch này sẽ làm ẩm bộ đồ liệm khiến nó co lại vào khoang hàm, dễ dàng bị phân hủy bởi dịch lỏng nên người ta có thể cho rằng thi thể đang cố gắng nuốt bộ đồ liệm đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi được phát hiện trong tình trạng này, người ta đã nhét viên gạch vào miệng thi thể như là một câu thần chú để ngăn ma cà rồng không phát tán căn bệnh.

Các bộ xương thời trung cổ mới đây đã được phát hiện trong tình trạng tương tự ở các vùng khác nhau của Châu Âu.



Borrini thừa nhận rằng rất khó có thể giải đáp được vấn đề liệu việc nhét viên gạch vào miệng tại Venice có thực sự dựa trên nỗi sợ quá lớn về ma cà rồng hay đơn giản chỉ là một biện pháp đề phòng trong thời gian khốn khó.

Ông nói: “Theo quan điểm pháp lý, chúng ta có thể chấp nhận các báo cáo về thi thể ma ca rồng như là các mô tả thực tế, nhưng chúng ta cũng nhận ra tại sao những truyền thuyết này lại lan tỏa đặc biệt trong thời gian bệnh dịch hoành hành. Thực tế là các ngôi mộ lớn nhỏ đều được mở ra thường xuyên trong thời kỳ đại dịch để chôn các nạn nhân mới, làm phơi bày những thi thể mới chỉ phân hủy một phần, chính điều này đã làm gia tăng nỗi khiếp sợ cũng như mê tín ở những người vốn đang phải chịu đựng căn bệnh và cầm chắc cái chết”.

Borrini công bố phát hiện của mình trong buổi họp mới đây của Hiệp hội khoa học tòa án Hoa Kỳ, cùng với Emilio Nuzzolese – chuyên gia chỉnh răng pháp lý.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất