Phát hiện đĩa bay kim loại bay gần Trái đất?

Giới săn UFO đã đào xới lại một bức ảnh chụp từ một năm trước để chứng minh cho sự tồn tại của thứ mà họ gọi là một "đĩa bay kim loại dài, khổng lồ".

Đĩa bay này dường như đang bay quanh một tiểu hành tinh gần Trái đất, chứ không phải là "mặt trăng nhỏ" như nhận định của NASA.

Trong bức ảnh GIF được NASA công bố ngày 26/1/2015, một vật thể quay tròn được nhìn thấy ở trung tâm bức ảnh đen trắng. Di chuyển quanh nó là một vật thể khác nhỏ hơn, phát sáng. Một năm sau, các nhà "điều tra sinh vật ngoài hành tinh" tuyên bố tiểu hành tinh này đã băng qua Trái đất vào cuối tháng trước, và vật thể nhỏ đồng hành chính là một UFO hình trụ dài bằng kim loại.


Bức ảnh do NASA công bố với chú thích vật thể to là tiểu hành tinh, còn đốm sáng nhỏ là tiểu mặt trăng.

Trong bài post giải thích bức ảnh, NASA cho hay vật thể lớn là một tiểu hành tinh có tên gọi 2004 BL86, với chiều rộng gần 335 mét. Xoay quanh nó là một mặt trăng nhỏ với đường kính khoảng 230 mét.

Hiện tượng này thực ra không có gì là bất thường. Khoảng 16% các tiểu hành tinh ở gần Trái đất có mặt trăng quay quanh. Một số tiểu hành tinh thậm chí còn có tới 2 mặt trăng.

Thế nhưng sự thật có phải như vậy? Chuyên gia săn lùng UFO Scott C.Waring hoài nghi. Trong bài post đăng tải mới đây trên UFO Sightings Daily, Waring không tin vào chú thích của NASA và khẳng định, vật thể nhỏ hơn đó không phải mặt trăng mà chính xác là một UFO kim loại.

Trong loạt ảnh phóng to này, Waring đã so sánh các bức ảnh được chỉnh sửa với ảnh gốc.

"Dưới đây, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh phóng to, cận cảnh của UFO quay quanh tiểu hành tinh 2004 BL86. UFO này dài 70 mét", Waring viết. "Nó có một đầu trụ kim loại dài ở chính giữa và hai trụ nhỏ hơn ở hai bên. Vật thể UFO này đang quay, nhờ đó mà ta có thể nhìn thấy nó từ nhiều góc khác nhau".


Loạt ảnh phóng to từ nhiều góc độ về đóm sáng nhỏ cho thấy nó giống với một UFO kim loại, dài cỡ 70m.

Thế nhưng dù không thỏa mãn với lời giải thích của NASA về cảnh tượng này, nhưng giới săn UFO cũng khó có cơ hội quan sát hiện tượng rõ hơn trong tương lai gần. Theo tính toán, tiểu hành tinh này sẽ không băng qua Trái đất ở khoảng cách gần trong khoảng 200 năm tới.

Độ phân giải của bức ảnh chụp bằng radar là 4 mét/điểm ảnh. Do đó, khi phóng to lên thì sự quan sát cũng không thật sự rõ ràng và có thể gây nhiều tranh cãi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất