Phát hiện hành tinh bí ẩn rất nóng, kim loại dày đặc như sao Thủy

Một hành tinh bí ẩn có nhiệt độ nóng, giàu kim loại, có kích thước tương đương Trái đất và mật độ vật chất tương tự như Sao Thủy tìm thấy nằm cách chúng ta 340 năm ánh sáng.

Hành tinh bí ẩn được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học toàn cầu bao gồm Đại học Warwick.

Hành tinh được đặt tên K2-229b, lớn hơn Trái đất 20% nhưng có khối lượng lớn hơn gấp 2,5 lần và đạt đến nhiệt độ trong ngày hơn 2000°C (2330 Kelvin).


Hành tinh này lớn hơn Trái đất 20%. (Nguồn ảnh: Phys).

Nó được tìm thấy tồn tại rất gần ngôi sao chủ của nó (0,012 AU, khoảng một phần trăm khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời), bản chất là một sao K nhỏ trung bình hoạt động trong vùng Virgo Constellation.

K2-229b có chu kỳ quỹ đạo mỗi mười bốn giờ quanh sao chủ.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aix-Marseille ở Pháp, Tiến sĩ David Armstrong và các cộng sự thuộc Nhóm Thiên văn học của Trường đại học Warwick khám phá ra hành tinh này một cách độc lập, cùng với các nhà nghiên cứu tại Đại học Porto.

Sử dụng kính thiên văn K2, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật quang phổ hấp dẫn Doppler để khám phá và mô tả đặc điểm của hành tinh xa xôi này.

Họ tính toán kích thước, vị trí, khối lượng của K2-229b bằng cách đo vận tốc xuyên tâm của ngôi sao, tìm ra sự dao động của sao sáng trên quỹ đạo, đo lực kéo hấp dẫn từ hành tinh, thay đổi tùy thuộc vào kích thước hành tinh.

Tiến sĩ David Armstrong bình luận: "Sao Thủy nổi bật hơn so với các hành tinh mặt đất khác của Hệ mặt trời, chứa nhiều sắt nhưng không ngờ hành tinh mới có đặc tính tương tự”.

Bản chất kim loại dày đặc của K2-229b có rất nhiều nguồn gốc tiềm năng và một giả thuyết cho rằng bầu khí quyển của nó có thể đã bị xói mòn bởi gió và tia cực tím khi hành tinh này di chuyển gần ngôi sao chủ của nó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất