Phát hiện hóa thạch bò sát xấu xí, đầu đầy bướu

Các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy hóa thạch một loài bò sát kỳ lạ có nhiều bướu nhỏ trên đầu, bị cô lập trên sa mạc rộng lớn tại châu Phi cách đây 260 triệu năm.

Hóa thạch của loài bò sát kỳ lạ này được tìm thấy tại miền bắc Niger, châu Phi, thuộc một chi mới của loài pareiasaur, nhóm ăn thực vật khá phổ biến vào kỷ Permi.


Các nhà khoa học tái tạo hình ảnh 
Bunostegos - (Ảnh: BBC News)

Được mô tả trong tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology, sinh vật đặc biệt này có kích thước tương đương một con bò, được đặt tên là Bunostegos, có nghĩa là “mái nhà đầy bướu”.

Các nhà khảo cổ học cho biết vào kỷ Permi, Trái đất chỉ có một siêu lục địa duy nhất được gọi là Pangaea. Động vật và thực vật phân bố rộng rãi trên khắp lục địa. Tuy nhiên, với những nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia quốc tế thực hiện, từng có một sa mạc nằm giữa Pangaea với những động vật đặc biệt.

Đa số pareiasaur đều có bướu xương trên đầu, tuy nhiên ở Bunostegos xuất hiện những cái bướu lớn nhất. Ngoài ra, tiến sĩ Linda Tsuji từ Đại học Washington, Seattle phát biểu với BBC News hầu hết bướu xương trên đầu của cả hai dường như không có chức năng bảo vệ.

Qua các nghiên cứu và những bằng chứng tìm được, các nhà khoa học cho rằng dòng dõi phả hệ của sinh vật Bunostegos từng bị cô lập, sống tách biệt trên sa mạc khô cằn hàng triệu năm. Thời gian dài bị cô lập trong điều kiện khô cằn đã làm những con Bunostegos phát triển các tính năng giải phẫu học độc đáo của nó.

Các công trình nghiên cứu hóa thạch từ các nơi trên thế giới, điển hình như hóa thạch sinh vật Bunostegos tại Bắc Niger đã góp phần vẽ một bức tranh toàn diện hơn về các hệ sinh thái trong thời kỳ Permi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất