Phát hiện hóa thạch của một con lười khổng lồ tại Mexico

Theo phóng viên tại Mexico, ngày 22/8, các nhà khoa học Mexico đã công bố phát hiện ra hóa thạch của một con lười khổng lồ tại một hang động ngầm ở bờ biển Caribean của Mexico.

Loài mới này được đặt tên khoa học Xibalbaonyx oviceps, dựa theo từ Xibalba của người thổ dân Maya đề cập tới thế giới bên kia, cũng như vần onyx theo ngôn ngữ Hy Lạp bởi vì các móng vuốt của loài này và ovum theo ngôn ngữ Latinh vì hộp sọ có hình như quả trứng.


Hình vẽ một con lười khổng lồ. (Nguồn: INAH TV).

Hóa thạch trên được nhà thám hiểm hang động Vicente Fito tìm thấy vào năm 2010 trong hang Zapote, thuộc khu vực được biết đến như Con đường của hang động ngầm dọc theo bờ biển Caribean của Mexio tại các bang Yacatan và Quintana Roo.

Viện quốc gia về Nhân chủng học và Lịch sử Mexico cho biết bộ xương được tìm thấy gần như nguyên vẹn nằm ở độ sâu 50-55m và giả thuyết cho rằng con lười đã bị ngã xuống hang khi hang cạn nước hoặc còn ít nước.

Hộp sọ, hàm, 9 đốt sống, 3 xương dài, 3 sườn sườn và 7 móng vuốt của con lười đã được thu thập vào năm 2014. Nhưng toàn bộ phần còn lại vẫn nằm dưới hố sâu và dự kiến sẽ được thu thập hoàn toàn vào năm 2018 để bảo tồn cũng như phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Sự tồn tại của những con lười khổng lồ đã được ghi nhận rộng rãi tại khu vực Nam Mỹ, nơi loài này di cư lên Bắc Mỹ vào 9 triệu năm trước.

Tuy nhiên, các tuyến đường và các mối quan hệ tiến hóa của loài này giữa Bắc và Nam Mỹ vẫn chưa được hiểu rõ, cũng như môi trường sống và các rào cản địa lý.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất