Phát hiện hóa thạch Huệ Biển trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Trong chuyến khảo sát lập quy hoạch phát triển Công viên địa chất, giáo sư Autur Sa trường Đại học Trás-os-Montes e Alto Douro Bồ Đào Nha đã phát hiện thêm hóa thạch Huệ Biển tại khu vực thôn Chín Dỉ Phìn, xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.

Điểm hóa thạch nằm trên trục đường từ huyện Mèo Vạc đi Khâu Vai, cách trụ sở xã Lũng Pù 2km. Hóa thạch Huệ Biển được phát hiện có kích thước lớn, mật độ phân bố dày hơn những điểm hóa thạch Huệ Biển khác trên vùng công viên. Hóa thạch Huệ Biển được phát hiện đã làm phong phú danh sách di sản địa chất trên Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trước mối đe dọa.

Chúng là nhóm động vật da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, có khoảng 5000 loài hoá thạch và hơn 600 loài hiện sống. Phần lớn huệ biển sống bám với cuống dài, một số ít sống tự do. Ngày nay người ta hiếm khi nhìn thấy huệ biển, dù chúng từng thống trị đáy đại dương.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất