Phát hiện hoá thạch sinh vật biển cổ đại hoàn toàn mới

Trong 430 triệu năm, nép mình trong một số tảng đá ở Anh, Cthulhu – tên của loài sinh vật biển đáng kinh ngạc nhất thế giới cuối cùng cũng đã được phát hiện.

Hóa thạch của loài Cthulhu được cho có liên quan đến dưa chuột biển, xuất hiện từ thời Silurian. Cơ thể 3cm của nó được bao phủ hoàn toàn trong các tấm xương và có khoảng 45 xúc tu bọc thép, nó có thể được sử dụng để chụp thức ăn dưới đáy biển.


Hình ảnh mô phỏng của loài sinh vật cổ đại mới được phát hiện hoá thạch.

Chính vì những đặc điểm này mà các nhà cổ sinh vật học đã đặt cho nó cái tên Sollasina Cthulhu. Hoá thạch được bảo quản một cách tinh xảo.

Loài mới này thuộc về một nhóm sinh vật đã tuyệt chủng gọi là Ophiocistioids. Với sự trợ giúp của chụp cắt lớp phân giải cao, các nhà khoa học đã mô tả Cthulhu mô phỏng dưới dạng 3D.

Để tái tạo hóa thạch của Cthulhu, nhóm nhà nghiên cứu phải bóc nó ra thành từng lớp mỏng, chụp ảnh chi tiết ở từng giai đoạn. Những bức ảnh này sau đó có thể được sử dụng theo cách tương tự như hình ảnh nhiều lát cắt để tái tạo lại con vật dưới dạng 3D.

Cách tiếp cận này cho phép nhóm nghiên cứu một cái nhìn chi tiết về các bộ phận của con vật, nơi họ tìm thấy một cấu trúc gọi là kênh vòng. Đây là một ống tròn trung tâm của hệ thống mạch máu di chuyển nước qua cơ thể của chúng.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất