Phát hiện hơn 2.000 tỷ dải ngân hà tồn tại trong vũ trụ
Số lượng dải ngân hà tồn tại trong vũ trụ trên thực tế đạt tới 2.000 tỷ, nhiều gấp 20 lần so với tính toán trước đây.
Phát hiện mới này đã được công bố trên Tạp chí thiên văn học "Astronomical Journal" ngày 13/10.
Các nhà thiên văn học của Anh đã thu được kết quả bất ngờ trên nhờ những hình ảnh 3D dựng lên từ những bức ảnh không gian sâu do kính thiên văn Hubble ghi lại trong 20 năm qua.
Xem xét những hình ảnh này vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử vũ trụ, cùng với những thuật toán học hiện đại, các nhà thiên văn đã có thể suy luận ra số lượng dải ngân hà "giấu mình" trong những khoảng không gian mà kính thiên văn chụp được.
Các nhà khoa học mới chỉ khám phá được 10% dải ngân hàng tồn tại trong khoảng không gian vũ trụ được xác định.
Tuy nhiên, giới thiên văn học khẳng định với công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học mới chỉ khám phá được 10% dải ngân hàng tồn tại trong khoảng không gian vũ trụ được xác định, còn 90% dải ngân hà còn lại vẫn là sự bí ẩn.
Trên thực tế, việc tìm hiểu có bao nhiều dải ngân hà trong vụ trụ bao la đã trở thành câu đố đối với giới thiên văn học kể từ sau khi nhà thiên văn học người Mỹ Edwin Hubble năm 1924 phát hiện Andromeda là một thiên hà hoàn toàn độc lập bên cạnh dải ngân hà chứa tinh cầu Trái Đất.
Kể cả cho đến bây giờ khi ngành thiên văn học với trình độ kỹ thuật hiện đại cũng không thể tính toán chính xác con số này.
Qua nghiên cứu này, các nhà thiên văn phát hiện số lượng dải ngân hàng trong một khoảng không gian vũ trụ ở được xác định vào thời điểm khi vũ trụ mới vài tỷ năm tuổi, nhiều gấp 10 lần so với hiện nay.
Lý giải về sự suy giảm này, các nhà thiên văn học cho rằng có thể đã xảy ra quá trình tiến hóa nào đó trong quá trình hợp nhất của các hệ ngân hà.