Phát hiện “kẹo cao su cổ đại” 8.000 năm tuổi

Các nhà nhân chủng học New Zealand vừa phát hiện ra những bằng chứng cho thấy người cổ đại đã sử dụng một loại "kẹo cao su" tự nhiên để chế tạo ra keo dùng cho săn bắn.

Vỏ cây bạch dương ở Thụy Điển chính là chất liệu quan trọng được người cổ đại sử dụng để tạo ra một loại keo đặc biệt thông qua con đường nhai như kẹo cao su hiện đại.


Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra "kẹo cao su cổ đại".

Loại keo đặc biệt này được các nhà nghiên cứu gọi là "kẹo cao su cổ đại" vì nó còn có thể lưu giữ được dấu răng của người cổ đại và dấu vết của DNA trong hàng nghìn năm.

Những người cổ đại sống ở Scandinavia chính là những người đầu tiên biết sử dụng loại keo đặc biệt.

Theo những phân tích từ mẫu vật thu thập được, các nhà nhân chủng học xác định những người tạo ra các loại keo từ vỏ cây bạch dương gồm cả nam và nữ. Trong đó có thể có những đứa trẻ chỉ 5 tuổi.

Lisa Matisoo-Smith, một nhà nhân chủng học phân tử tại Đại học Otago ở Dunedin, New Zealand, cho biết: "Có thể lấy DNA từ thứ gì đó mà người ta đã nhai hàng ngàn năm trước".

Trước đó, vào cuối những năm 1980, một nhóm các nhà khảo cổ học Thụy Điển đã khai quật một cái hố trong một địa điểm khảo cổ có tên Huswise Klev ở phía tây Thụy Điển.

Tại đây, họ đã phát hiện ra hơn 100 cục than đen, kích thước bằng ngón tay, được đánh dấu bằng những dấu răng khác biệt. Phân tích hóa học tiết lộ đây là những chất kết dính có nguồn gốc từ nhựa thực vật.

Các nhà nghiên cứu xác định các nhà chế tạo công cụ cổ đại đã đun nóng chưng cất nhựa ​​cây bạch dương bằng ngọn lửa để làm mềm nó, nhai các mảnh của nó thành trạng thái dẻo, sau đó sử dụng như những miếng dán dính gắn đá mài vào trục gỗ hoặc xương để chế tạo vũ khí và dụng cụ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất